So sánh các dịch vụ free hosting phổ biến

Các cụ có câu: tiền nào của đấy, free hosting là dịch vụ … cho không, chất lượng khó có thể bằng premium hosting. Tuy vậy thì với những người thích tìm hiểu hay những người mới bắt đầu làm web kiếm tiền thì khó có thể mua Host trả tiền với giá lên tới cả triệu đồng/năm. Trong số những dịch vụ Free host, có những dịch vụ khá uy tín và đã tồn tại khá lâu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những dịch vụ này bạn nhé.
1. 000Webhost.com host free được mình sử dụng tốt nhất.

http://www.000webhost.com/

Dung lượng lưu trữ: 1.5 GB
Băng thông: 100 GB/tháng
Add-on Domains: 5
Sub-domains: 5
E-mail : 5
MySQL : 2

Đây là hosting miễn phí có chất lượng được đánh giá cao ngang ngửa với host trả tiền. Host này có tất cả các tính năng phổ biến và giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái với băng thông và dung lượng lớn, hỗ trợ email đầy đủ, tốc độ nhanh và uptime cao (99%). Hỗ trợ cho gói free cũng rất tốt, site builder và script installer đầy đủ. Đây là lựa chọn số 1 cho mọi người mới tập làm web.

2. Mạng lưới Host free Byethost.com
http://byethost.com/index.php/free-hosting.

Đây là hosting free lâu đời bậc nhất, hệ thống phân phối rộng và giqo diện dễ sử dụng, có nhiều hướng dẫn nhất. Họ còn hào phóng cung cấp dịch vụ dictated server (hosting cho tên miền riêng của bạn) miễn phí. Tuy vậy, khi web của bạn đạt mức traffic nhất định thì tài khoản của bạn sẽ bị khóa bất thình lình. Bạn nên backup dữ liệu thường xuyên. Bạn cũng có thể lập ticket để mở khóa host. Host này cũng có một số hạn chế như memory_limit thấp (48MB), chặn mọi email gửi từ php và không cho trang web truy cập vào mạng bên ngòa. Kích thước mysql cũng bị khống chế.

Dung lượng Lưu trữ: 1GB
Băng thông: 50GB/tháng
Add-on Domains: 5
Sub-domains: 5
E-mail: 5
MySQL: 5

3. Hostinger.vn host free tên miền Việt Nam

Dịch vụ hosting này có ưu điểm lớn nhất là có giao diện tiếng việt và hỗ trợ Tiếng Việt. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ các tính năng bề ngoài giống 000webhost. Tuy vậy thì Host của Hostinger thường xuyên bị max cpu limit và uptime thấp, tốc độ không nhanh, server bị bảo trì thường xuyên. Hostinger cũng dễ bị down khi nhiều người truy cập.

http://hostinger.vn/

Tính năng hosting

Dung lượng lưu trữ: 2GB
Băng thông: 100GB/tháng
Add-on Domains: 2
Sub-domains: 2
E-mail: 2
MySQL: 2

4. Host free awardspace.com

http://www.awardspace.com

Đây là host free chất lượng khá tốt, nhanh, tốc độ cao nhưng có nhược điểm là không hỗ trợ nhiều cho gói free và dung lượng hơi bị “keo kiệt”. Bạn sẽ nhanh chóng dùng hết tài nguyên cho phép khi trang phát triển.

Tính năng hosting

Dung lượng lưu trữ: 250MB
Băng thông: 5GB/tháng
Add-on Domains: 1
Sub-domains: 3
E-mail: 1
MySQL: 1

Hosting này có ưu điểm là uptime cao và tốc độ nhanh để bù lại.

5. Host free atspace.com không giới hạn băng thông

Đăng ký: http://atspace.com

Host này không giới hạn băng thông, nhưng với tốc độ của host thì có load full speed fulltime cũng chỉ tốn 100 gb/tháng là cùng. Hosting này cung cấp khá nhiều dung lượng và có tốc độ/độ ổn định khá cao. Host này cũng khá bền, khó bị lỗi cpu limit.

Tính năng hosting

Dung lượng lưu trữ:1GB
Băng thông: Không giới hạn
Add-on Domains: 1
Sub-domains: 3
E-mail: 1
MySQL: 1
Những host khác thường có dung lượng rất hạn chế. Đặc biệt những host free của Việt Nam còn bắt đăng ký rất rườm rà, tốc độ chậm, lỗi nhiều, support kém và rất nhanh die. Hãy đọc phần sau để tìm hiểu những thông số cần lưu ý khi chọn Premium host bạn nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các thông số quan trọng khi chọn hosting phần 1

Trong quá trình mua host, bạn phải lựa chọn những yếu tố sau đây:
1. Dung lượng lưu trữ – storage: đây là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Host có càng nhiều dung lượng thì càng lưu trữ được nhiều. Hầu hết những host trả phí quảng cáo rằng họ sẽ cung cấp dung lượng không hạn chế nhưng bạn khó có thể sử dụng tới 5gb vì các file trên web khá nhỏ và tốn inodes. Các bạn cũng không nên bỏ qua những yếu tố khác.
2. Băng thông – bandwidth: băng thông là lượng dữ liệu mà trang web nhận/gửi trong một tháng. Nếu băng thông hết thì website sẽ ngay lập tức dừng hoạt động, ảnh hưởng xấu tới người dùng. Nếu có thể, hãy ước lượng băng thông trước khi chọn host hay chọn những host unlimited.
3. Ssl. Secure layer socket.
Đây là yếu tố quan trọng, nó giúp bảo mật thông tin cho website, tránh bị lộ thông tin và còn giúp tăng thứ hạng seo cho trang web. Bạn không nên mua host không có SSL.
4. Cpanel:
Cpanel là giao diện điều khiển trang web. Nó hỗ trợ mọi thao tác nhanh chóng và thuận tiện. Nó cũng hỗ trợ nhữny tính năng nâng cao như tự động sao lưu, báo cáo tình trạng. Bạn nên mua host có cpanel, sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc.
5. Tốc độ load: tốc độ tải trang thường không được đong đếm bằng thông số. Bạn có thể tìm hiểu tốc độ này thông qua những nguồn khác trên internet như diễn đàn hay trang web phân tích.
Hãy đọc phần 2 để tìm hiểu tiếp bạn nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các thông số quan trọng khi chọn hosting phần 2

Ngoài những thông số đã nêu ở phần trước, khi chọn mua host chúng ta cũnt cần chú ý những yếu tố sau:
Mysql dqtabase
Mysql database có vai trò quan trọng không kém dung lượng lưu trữ. Database là nơi lưu trữ tất cả thông tin, bài viết, bình luận, nội dung, liên kết của 1 trang web động. Nếu bạn viết website tĩnh thì không cần nhưng bây giờ ai lại viết website tĩnh, hạn chế lắm. Bạn cần quan tâm tới kích thước, thông số và tốc độ, băng thông của mysql database. Số lượng database là yếu tố không quan trọng bằng những yếu tố kia, vì nhiều phần mềm có thể chia sẻ 1 database.
Email address.
Số lượng và kiểu của các tài khoản email cũng là yếu tố quan trọng. Website thông thường nên có 2 tài khoản email mặc định là [email protected][email protected]. Trong trường hợp bạn xây dựng trang web lớn hay web cộng đồng bạn sẽ cần nhiều email hơn.
Script hỗ trợ.
Ngôn ngữ script phổ biến nhất hiện nay và được các host free hỗ trợ rất nhiều là php. Ngoài ra còn có Asp, Perl. Nếu bạn dùng những ngôn ngữ này để viết web, bạn sẽ cần tìm host tương thích và hỗ trợ những phần này.
Cấu hình server.
Cấu hình phần cứng, phần mềm của server cũng là một điều đáng quan tâm. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất và uptime của trang web. Hãy lựa chọn host có cấu hình cao cùng hệ điều hành phù hợp.

Uy tín của hosting.
Nếu bạn chọn hosting kém uy tín, sau khi bạn trả tiền, nguy cơ bị xù host là khá cao. Những host này có giá khá rẻ để lừa người mua. Để không phải vừa mất tiền vừa sống trong lo sợ, bạn nên mua host của những công ty uy tín và hoạt động lâu dài. Những host này thường phục vụ khách hàng tốt hơn mặc dù giá có cao hơn.
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu các thông số nâng cao của host nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các thông số quan trọng khi chọn hosting phần 3

Khi chọn hosting và cài đặt các cms (content managerment manager – hệ quản trị nội dung hay gọi nôm na là phần mềm làm web). Bạn không thể bỏ qua những cấu hình của phần mềm server. Những yếu tố bạn cần quan tâm nhất thường bao gồm:
Phần mềm máy chủ (server software):
Phần mềm được sử dụng nhiều nhất là Apache (linux, windows) do có đầy đủ tính năng và được ưa chuộng bởi tốc độ và độ ổn đinh cao, bên cạnh đó còn có IIS (windows) hay nginx. Bạn nên tìm hiểu cấu hình yêu cầu của cms trước khi quyết định.
Các thông số của phần mềm web server bạn cần chú ý:
Mod_rewrite là mod cần thiết giúp url trở nên gọn gàng và seo dễ dàng hơn.
Mod_security: phần mềm bảo mật, nâng cao an toàn nhưng giảm khả năng của trang web. Nên tắt với site nhỏ và bật với site lớn.
Cấu hình PHP.
Php là script language được sử dụng nhiều nhất để viết trang web. Các cms khác nhau có yêu cầu cấu hình php khác nhau. Những thông số PHP quan trọng bậc nhất bạn nên lưu ý là.
Memory_limit là giới hạn bộ nhớ dùng trong xử lý. Hầu hết các cms yêu cầu tối đa 128M.
Mysql driver là Kiểu connection tới mysql database: mysql, mysqli, pdo. Trong 3 kiểu này pdo là kiểu mới nhất và được các cms hiện đại sử dụng.
Curl: url gọn – đây là yếu tố giúp seo dễ dàng và là yếu tố thiết yếu cần có.
Hỗ trợ email: nên hỗ trợ gửi email từ php đầy đủ.
Max_file_upload là dung lượng upload file cao nhất, cần phù hợp với cms bạn đang dùng, càng cao càng tốt.
Max_execution_time là thời gian thực thi tối đa. Nếu ngắn sẽ không đủ để thực thi hay upload file, nếu dài quá có thể khiến server overload. Nên là 30 – 60s.
Safe_mode là chế độ an toàn, nên tắt khi triển khai website vào thực tế.
Chúng ta cùng tìm hiểu về các tên miền trong phần sau bạn nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các loại tên miền

Tên miền là yếu tố khẳng định thương hiệu trên internet. Trên internet cũng có rất nhiều loại tên miền như sau:
Tld (top level domain) là tên miền cấp cao nhất. Chúng ở cấp cao nhất vì trong tên miền chỉ có 1 dấu chấm. Ví dụ: google.com, vietnamnet.vn. Đây có thể là tên miền quốc tế hay tên miền quốc gia. Tên miền .com, .net, .org, .info, .xyz, .top … là tên miền quốc tế. Những tên miền .vn, .cn, .us, .be,… là tên miền quốc gia của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Bỉ,…
Tên miền cấp 2 (sld) là tên miền có dạng google.com.vn, phim.net.vn, những tên miền này có 2 dấu chấm và phần đuôi thường được tạo thành bởi 1 tên miền quốc tế (.com) và 1 tên miền quốc gia (.vn). Tên miền này và tên miền cấp 1 quốc gia có ý nghĩa cho biết trang web thuộc quốc gia nào.
Sub domain (tên miền phụ) là những tên miền giống tên miền cấp 2 vì có 2 dấu chấm trở lên ví dụ như mp3.zing.vn, dot.co.cc… Điểm khác biệt giữa chúng là khi cắt 2 phần cuối của tên miền thì tên miền phụ sẽ trở thành tên miền của một trang web. Ví dụ: zing.vn, co.cc. Những trang web này do cá nhân, tổ chức quản lý và không do nhà nước quản lý như những tên miền cấp 1 hay 2. Tên miền phụ cũng có thể đạt đến level 3, 4 hoặc hơn vd: doisong.news.zing.vn (lv4).
Tên miền dạng thư mục: đối với những host free kiểu cũ có thể cung cấp tên miền dạng tencongty.com/tencuaban. Đây không được coi là dạng tên miền chính thức và gần đây cũng đã biến mất.
Các bạn hãy đọc bài tiếp theo để tìm hiểu về tree domain và paid domain nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Hướng dẫn cài đặt cms cơ bản

Trước khi sử dụng cms, bạn phải cài đặt chúng trên máy chủ của hosting. Để làm được điều này, chúng ta phải chuẩn bị sẵn những yếu tố sau:
Kiểm tra dung lượng đĩa và inodes còn trống: vào phần thông tin tài khoản kiểm tra những thông tin này và xem còn đủ để upload cms không. Cms thường tốn trung bình 20mb dung lượng đĩa và 2000 inodes. Bạn cũng nên tìm hiểu tại trang chủ của cms.
Kiểm tra cấu hình phù hợp: nhiều cms yêu cầu cấu hình đặc biệt của phần mềm máy chủ. Nếu cms chạy trên php, hãy kiểm tra xem cấu hình php có phù hợp với cms không bằng cách dùng phpinfo.
Kiểm tra mysql database: bạn có thể tạo mới hay dùng database cũ cho cms.
Xong bước chuẩn bị, chúng ta hãy tiến hành cài đặt.
Ở bước đầu tiên, chúng ta upload cms lên server qua file manager hay ftp. Nếu chưa giải nén thì phải giải nén. Sau đó truy cập vào địa chỉ cài đặt, thường là url-cua-cms/install hay url-cua-cms/install.php và chọn ngôn ngữ và đồng ý với điều khoản sử dụng.
Ở bước 2, bạn sẽ cần cung cấp thông tin mysql database bao gồm host, username, password và prefix. Riêng prefix phải không trùng với các cms chạy cùng 1 database khác. Bạn cần tìm thông tin này trong web control panel.
Bước 3: bạn cần nhập thông tin chung về trang web như tên, khẩu hiệu, email, tài khoản và mật khẩu admin. Bạn phải nhớ mật khẩu này để truy cập vùng quản lý trang web sau này.
Bước 4: đợi cms cài đặt vào host. Bạn không nên đóng cửa sổ trình duyệt web khi đang cài đặt.
Khi thông báo cài đặt xong xuất hiện, bạn có thể quản lý và sử dụng cms và bạn nên bắt đầu viết nội dung.
Chúc các bạn thành công. Bài sau chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng localhost để test code trước khi upload.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các thủ tục pháp lý khi thiết kế website và sử dụng tên miền

Trong tất cả các lĩnh vực, bạn cần phải thực hiện dưới sự quản lý của nhà nước và tuân thủ pháp luật. Sau đây là những quy định bạn cần tuân thủ khi thiết kế website.
Thông báo tên miền: khi bạn mới đăng ký tên miền quốc tế, bạn cần nhanh chóng thông báo tên miền cho bộ công thương bằng cách truy cập thongbaotenmien.vn và làm theo hướng dẫn. Việc này là cần thiết để bạn tránh rắc rối pháp lý và giúp nhà nước quản lý nội dung dễ dàng.
2. Thông báo / đăng ký website thương mại điện tử

Tất cả website có hoạt động thương mại điện tử cần phải đăng ký trước khi hoạt động.

“Website TMĐT bán hàng” phải thực hiện thông báo cho Bộ, gồm các loại website sau:

Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ (không bán hàng trên web).
Website bán hàng không hoặc có thanh toán trực tuyến.

“Website cung cấp dịch vụ TMĐT” gồm các loại website sau:

Sàn giao dịch
Trang khuyến mãi, đấu giá

Xem hướng dẫn thông báo và đăng ký tại trang web http://online.gov.vn/HomePage/NewsDetailByAlias.aspx?CateAlias=huong-dan-quy-trinh

Lưu ý: khi thông báo hoặc đăng ký, website phải đang hoạt động để Bộ Công Thương kiểm tra và phản hồi.

Vi phạm: phạt tới 50.000.000 đồng, ngưng hoạt động website.

3. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP)

Các trang web dưới đây phải xin giấy phép ICP:

Trang tin tổng hợp (lấy nguồn và tổng hợp tin tức từ báo điện tử trong và ngoài nước)
Web giải trí, văn hóa, xã hội (tự viết bài)
Website có mục tin tức do tổng hợp.

Các trang web có viết bài nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép ICP gồm:

Bài viết giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng,… của công ty.
Tin tức nội bộ công ty (không phải tin từ báo chí).

Tại Tp. Hồ Chí Minh, quý khách truy cập trang web của Sở Thông Tin và Truyền Thông http://www.ict-hcm.gov.vn/369 để thêm chi tiết.

Tại các tỉnh nào khác, vui lòng liên hệ Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh đó.

4. Đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

Các trang web sau đây phải đăng ký tại Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử:

Mạng xã hội
Diễn đàn
Website có mục diễn đàn
Web khác có mục bình luận.

Thủ tục: chưa có.

5. Đăng ký quảng cáo trên mạng thông tin máy tính

Tất cả các website đăng quảng cáo có thu phí thuộc tất cả thể loại phải liên hệ Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử để đăng ký giấy phép.

Nếu chỉ làm 1 blog cá nhân có mục bình luận, bạn sẽ phải đăng ký thủ tục 1, 3, 4, 5. Hãy đọc phần sau để tìm hiểu những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền nha.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền

Tên miền là yếu tố rất quan trọng trong viết web. Khi chọn tên miền dù miễn phí hay trả phí, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau (độ quan trọng tăng dần):
Tên miền không dễ nhầm.
Đừng bao giờ đặt tên miền dễ nhầm hay viết sai chính tả. Việc này sẽ khiến cho khách hàng thường xuyên vào nhầm trang web của người khác và làm mất khách hàng của bạn. Bạn cũng cần quan tâm tới kiểu gõ tiếng Việt. Có trang web đặt là xoongchao.com hay bị nhầm thành xôngchao.com, teen24.vn cũng rất dễ nhầm với tên miền tễn.vn.
Tên miền dạng ASCII.
Tên miền dạng tiếng Việt có dấu đang là tên miền miễn phí. Tên miền này có dấu đầy đủ, có thể được các search engine và trình duyệt web nhận dạng dễ dàng. Tuy vậy thì các bộ gõ tiếng Việt nhiều khi nhận dạng sai vì cho rằng các tên miền này sai chính tả và tự bỏ hết dấu khiến người dùng quay sang trang web khác. Bạn hãy chú ý điều này khi chọn mua tên miền.
Tên miền dễ phát âm.
Tên miền dễ phát âm sẽ giúp cho người dùng dễ nhớ và truyền miệng dễ dàng, từ đó giúp trang web nổi tiếng và phổ biến. Một ví dụ là yahoo.com, rất dễ nhớ và dễ đọc, khác với những tên miền như thammyhuongluong.info.vn, rất dễ đánh sai. Bạn cũng cần chú ý tránh những trường hợp chữ “y” và “i” có thể thay thế cho nhau nhưng không sai chính tả, như từ “lý tưởng”. Bạn cũng nên tránh chữ “s” sau cùng như “works.com” vì có thể gây nhầm lẫn với work.com, trình độ tiếng Anh của một bộ phận người dùng internet chưa cao.
Sử dụng tên miền trả phí.
Tên miền miễn phí rất tốt nhưng khi web của bạn bắt đầu có thương hiệu và nổi tiếng, có người muốn mua tên miền đó, tên miền sẽ không cánh mà bay. Bạn có thể chỉ cần 1 tên miền miễn phí để dựng website cho lớp, cho khu phố, cho dòng họ nhưng khi xây dựng các trang lớn, đừng để người khác lấy hết công sức của bạn bằng cách mua tên miền bạn đang sử dụng và copy hết nội dung trang web của bạn.
Sử dụng tên miền ngắn gọn.
Đây là yếu tố tối quan trọng. Lý do người ta tạo ra tên miền là để cho nó dễ nhớ, dễ đánh máy. Đừng nên chọn các tên miền dài dòng dạng như somethinghere.acompanysfullname.sth/someunfriendlyfolder. Rõ ràng là tên miền này còn khó nhớ hơn cả ip. Bạn cũng nên hạn chế tên miền có quá nhiều ký tự đặc biệt như “-” vì sẽ khó nhớ và khó gõ hơn.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục bạn nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Các dạng tên miền trong control panel

Trong control panel của web hosting thường có những tùy chọn tên miền sau đây:
Parked domain.
Đây là dạng tên miền chia sẻ tài nguyên với tên miền gốc. Nó hiển thị nội dung giống hệt tên miền gốc, chỉ khác địa chỉ trên thanh tiêu đề. Ví dụ: nếu bạn park tenmien1.com trên tenmien2.net thì 2 trang này sẽ có cùng nội dung, chỉ khác địa chỉ.
Add-on domain.
Add-on domain là dạng tên miền độc lập với tên miền gốc. 2 tên miền này có thể có nội dung khác nhau vì vị trí file khác nhau và riêng biệt. Các tên miền này cũng có thể có tài nguyên như email, ftp,mysql database. Nói chung 2 tên miền này khác biệt hoàn toàn, chúng chỉ chia sẻ dung lượng đĩa hay cùng tài khoản đăng nhập thôi.
Add-on domain giúp việc dựng nhiều website độc lập dễ dàng.
Sub-domain.
Sub domain là tên miền phụ của tên miền của bạn. Nếu bạn sở hữu google.com, bạn có thể tạo ra sites.google.com, m.google.com hay google.google.com… Nếu ở nước ngoài bạn có thể thoải mái bán những tên miền phụ để bán cho người khác thoải mái thì ở Việt Nam, bạn chỉ được sử dụng tên miền phụ cho trang web, tổ chức của mình.
Dns record.
Dns record là những cấu hình nâng cao của tên miền. Nó có thể tạo ra 3 dạng tên miền trên và còn tạo nhiều tùy chọn nâng cao khác.
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu các dns record nâng cao bạn nhé.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ

Hướng dẫn sử dụng web control panel phần 1

Web control panel là bảng điều khiển web do các hosting cung cấp. Bảng này có những tính năng giúp tạo 1 trang web. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành phần quan trọng của web control panel.
Thông tin chung về tài khoản: các control panel thường cung cấp những thông tin chung về tài khoản để bạn sử dụng. Những thông tin đó bao gồm:
Dung lượng đĩa: phần này hiển thị thông tin về dung lượng đĩa đã sử dụng và phần còn dư có thể sử dụng. Nếu phần này hết, trang web sẽ không thể ghi thêm file tại webserver, có thể dẫn tới lỗi hệ thống.
Inodes: Đối với các máy chủ họ UNIX, bạn cần chú ý tới inodes. Inodes là các thông tin của file, thư mục được lưu trong 1 bản ghi đặc biệt trong hệ thống file của Unix. Mỗi file hoặc thư mục thường chiếm 1 inodes. Khi hết inodes, trang web cũng không thể ghi file, có thể dẫn tới lỗi trang web.
Băng thông:
Băng thông là lưu lượng mạng mà trang web sử dụng. Nó giống như khi bạn dùng mạng internet di động trả phí theo lưu lượng, hết tiền là hết vào mạng. Khi hết băng thông thì trang web sẽ chắc chắn ngừng hoạt động, thông báo cho người truy cập là Bandwidth Limit Exedeed! và bạn phải chờ tới tháng sau, thậm chí là vài tháng sau, khi host họ reset bandwidth, trang web mới khôi phục.
Cpu, ram usage:
Thống kê cpu, ram của server. Nếu chỉ số này tăng quá cao trong thời gian dài hay bạn bị hack ddos, máy chủ sẽ tạm ngưng kết xuất web và thông báo Resource Limit Exedeed! bạn cần chờ 1 lúc để server “nguội” rồi mọi thứ cũng sẽ ổn. Đối vời một số host free, cpu, ram “nóng” liên tục có thể dẫn tới khóa tài khoản của bạn.
Thống kê truy cập:
Thống kê lượt truy cập, ip, số phiên, vị trí,… của khách truy cập trang web của bạn.
Tên miền đang sử dụng:
Liệt kê tất cả các tên miền và trạng thái của chúng trên server web và giúp bạn biết được kiểu của những tên miền này, có 3 dạng như parked domain, sub-domain, add-on domain.
Tình trạng và thông tin server:
Mục này cung cấp thông tin của server như việc server đang hoạt động hay đang bao trì, thông tin hệ điều hành, phần cứng máy chủ, phần mềm máy chủ, mysql, php hay asp,…
Phiên bản phần mềm:
Tình trạng mysql database:
Bạn có thể tìm thấy số lượng cơ sở dữ liệu , kích thước của cơ sở dữ liệu, tên và quyền truy cập cơ sở dữ liệu.
Tình trạng email, ftp.
Thống kê những tài khoản và lưu lượng truy cập ftp và email của trang web của bạn.
Những thông tin khác như bản ghi hệ thống (logs), thông tin người dùng cũng có trong control panel.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục bạn nhé.
.

Liên quan
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn
CMS - content management system - là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất "cao
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting - yếu tố cơ