Lựa chọn cms phù hợp với bạn

Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng cloud blog lựa chọn cho bạn cms tốt nhất nhé.
Cms cũng được phân thành nhiều loại phù hợp với mục đích sử dụng.
Các bạn có thể tải các cms miễn phí tại danh sách cms miễn phí hay danh sách các phần mềm forum miễn phí.
1. Blog, trang web cá nhân.
Loại website này khá dễ tính nên hầu như tất cả cms đều đáp ứng được nhu cầu của nó. Bạn chỉ cần cài đặt bất cứ mã nguồn nào và bắt đầu viết nội dung. Tuy vậy lựa chọn hàng đầu theo chúng tôi vẫn là WordPress – cms phổ biến và có các tính năng hỗ trợ blog rất mạnh.
2. Website công ty, sản phẩm.
Loại website này phức tạp hơn vì có trang giới thiệu sản phẩm và các bài viết liên quan. Các trang này cũng thường có mục hỏi đáp về sản phẩm. Những trang này cũng cần menu chuyên nghiệp, nhiều hình ảnh và nội dung hơn. Tuy vậy hầu hết cms có khả năng phục vụ tốt trang web này. Joomla là sự lựa chọn không thể bỏ qua cho bạn.
3. Forum – diễn đàn.
Forum là trang web thảo luận mang tính cộng đồng. Loại hình này rất phổ biến vì tính mở. Người dùng có thể mở topic, hỏi về vấn đề gì đó và người khác sẽ trả lời. Vì là bàn luận công khai nên mọi người sẽ tham gia rất nhiều, mỗi người góp 1 ý. Dạng trang này cần cms riêng biệt là forum. Trong đó phổ biến và dễ dùng có vBullentin (mất phí) và myBb (miễn phí).
4. Website thương mại điện tử.
Trang web này có nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và có nhiều người dùng. Những cms cho những trang này còn có tính năng thanh toán trực tuyến và bảo mật tốt. Các cms phổ biến là opencart và cubecart.
5. Website tin tức.
Website này giống như loại web cá nhân nhưng lượng tin nhiều hơn, lượng hình ảnh, video cũng rất nhiều. Một cms có quản lý bài viết và media mạnh như nukeviet sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
6. Cổng thông tin.
Hay còn gọi là portal. Đây là trang web có số lượng nội dung rất lớn, thường là của công ty lớn hay của Một số người nhà nước. Một phần mềm như Moodle chuyên để dựng portal học tập hay mediaWiki có lẽ sẽ phù hợp với bạn.
7. Mạng xã hội.
Có rất nhiều phần mềm làm mạng xã hội. Tuy vậy, với sự áp đảo của facebook ở Việt Nam, rất ít người xây dựng mạng xã hội. Cms cho mạng xã hội phải có module quản lý người dùng và media cực mạnh.
8. Website đặc biệt.
Nếu bạn có 1 website đặc biệt, bạn có thể dùng các cms trả phí chuyên biệt, hoặc sử dụng Drupal. Drupal là cms cực mạnh và dễ thay đổi để phù hợp với tình hình. Nhưng nó cũng là cms khá khó dùng. Bạn cũng có thể tự viết code để phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của mình.
Chúc các bạn thành công. Bài tiếp sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt cms điển hình.

Tìm hiểu về cms

CMS – content management system – là hệ thống quản trị nội dung, nói nôm na là phần mềm làm web. Cms có các công cụ mạnh để giúp chúng ta dễ dàng tạo/quản lý bài viết/trang/menu/giao diện và toàn bộ website mà không cần phải đụng tới mã nguồn. Cũng giống như hệ điều hành của máy tính, cms cung cấp giao diện để người dùng dễ dàng quản lý. Các cms cũng có thể cài thêm plugins/extensions/modules (các phần mở rộng) nhằm thêm những tính năng bổ sung vào bộ cài gốc. Các cms cũng cung cấp khả năng hiển thị đa ngôn ngữ và khả năng thay đổi giao diện dễ dàng. Nhiều cms còn tích hợp sẵn khả năng seo và kiểm soát người dùng có hiệu quả.
Vậy tôi có nên sử dụng Cms không? Trước hết, bạn cần phải biết thế mạnh và điểm yếu của cms đã.
Thế mạnh của cms: người dùng không cần phải soạn mã nguồn, không cần sửa lỗi mã web, không cần thiết kế theme, tùy chỉnh curl,… tất cả đã được viết sẵn. Nếu bạn cần 1 tính năng nào đó, chỉ cần lên trang chủ của cms, tải về gói mở rộng cài đặt vào là ok. Bạn chỉ cần chú trọng vào nội dung trang web còn lại thì đừng lo lắng gì cả. Bạn sẽ có 1 trang web với bố cục đẹp, nhiều ngôn ngữ, nhiều tính năng, seo tốt và cấu trúc url mạnh chỉ trong 5 phút với độ an toàn cao.
Tuy nhiên cms cũng có những điểm yếu: cms được thiết kế cho nhiều người sử dụng. Vì vậy nếu trang web của bạn thuộc lĩnh vực “lạ” hay bạn cần một trang web có kiểu riêng hay phong cách ngược đời, cms sẽ không đáp ứng được. Cms khi cài quá nhiều phần mở rộng cũng sẽ chạy rất chậm, chậm hơn code tự viết rất nhiều. Thêm vào đó, một số cms không miễn phí và bạn sẽ phải trả tiền mua chúng. Khi không sử dụng cms, chúng ta có thể thoải mái tùy chỉnh trang web của mình theo mọi hướng có thể mà không cần tuân theo quy tắc của các phần mềm này.
Như vậy, nếu bạn thích sự đơn giản, an toàn, dễ dàng, nhanh chóng, cms là lựa chọn tốt. Bạn có kiến thức về lập trình web và muốn trang của mình “không đụng hàng” với ai, bạn cần viết mã nguồn riêng.
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu về các cms phổ biến và lựa chọn cms phù hợp bạn nhé.

Hướng dẫn sử dụng web control panel phần 2

Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng web control panel bạn nhé.
Những phần điều khiển trang web:
Quản lý file (file-manager)
Đây là phần quan trọng, nó cung cấp giao diện giúp bạn dễ dàng truy cập vào hệ thống file và thư mục trên trang web của bạn. Đây chính là nơi bạn upload mã nguồn, hình ảnh, âm thanh cho trang web của bạn. Bạn cũng có thể quản lý, xem thông tin và đổi kiểu (chmod) file/thư mục tại đây. Với những host dùng cpanel thì file manager có ajax khá thuận tiện. Những host khác thì sử dụng những file manager khác, cũng có đầy đủ các tính năng cơ bản.
Quản lý CSDL
Quản lý, tạo mới, phân quyền, quản lý user cho mysql database tại mục này. Cơ sở dữ liệu (mysql database) là nơi lưu trữ phần lớn nội dung, bản ghi, thông tin người dùng của một trang web động. Nó cũng là yếu tố quan trọng không kém file system. Trong mục này, cũng có những tùy chọn sao lưu cơ sở dữ liệu.
Tên miền
Cho phép bạn thêm mới, loại bỏ, sửa đổi tên miền dạng parked domain, add-on domain, sub-domain và chỉnh sửa dns record của tên miền.
Ftp.
Ftp là giao thức truyền tập tin qua mạng internet phổ biến nhất. Đây có thể là phương án thay thế cho file-manager, giúp người dùng thay đổi nhanh chóng tệp tin mà không cần vào control panel. Nó cũng giúp bạn chỉnh sửa file nhanh trên máy tính bằng phần mềm hỗ trợ và tải lên nhanh chóng. FTP là phần không thể thiếu với mỗi webmaker hiện nay. Phần này cũng cung cấp các công cụ phân quyền và quản lý user/password ftp. Để truy cập ftp, bạn cần tạo tài khoản rồi sử dụng các phần mềm ftp client. Việc sử dụng ftp nhanh chóng và thuận tiện hơn file manager. Các phần mềm ftp miễn phí có tại danh sách này.
Email
Email là công cụ để liên lạc của website (ngoại giao hay nội bộ). Thông thường, bạn cần 2 địa chỉ là [email protected][email protected] ví dụ người có tên miền blog.com sẽ cần [email protected][email protected].
Trong mục email, bạn có thể thêm bớt, chọn băng thông, tạo mật khẩu,… cho những tài khoản email đi liền với tên miền của bạn.
Cấu hình phần mềm
Nếu bạn có những cms “khó tính” hay muốn cấu hình chuyên sâu máy chủ web, hãy chọn tùy chọn này. Đây thường chứa những túy chọn về phần mềm máy chủ và phần mềm script. Trong này thường cung cấp một số tùy chọn apache và php như server side include, time zone, memory limit,…
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu về các cms bạn nhé.
.

Hướng dẫn sử dụng web control panel phần 1

Web control panel là bảng điều khiển web do các hosting cung cấp. Bảng này có những tính năng giúp tạo 1 trang web. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành phần quan trọng của web control panel.
Thông tin chung về tài khoản: các control panel thường cung cấp những thông tin chung về tài khoản để bạn sử dụng. Những thông tin đó bao gồm:
Dung lượng đĩa: phần này hiển thị thông tin về dung lượng đĩa đã sử dụng và phần còn dư có thể sử dụng. Nếu phần này hết, trang web sẽ không thể ghi thêm file tại webserver, có thể dẫn tới lỗi hệ thống.
Inodes: Đối với các máy chủ họ UNIX, bạn cần chú ý tới inodes. Inodes là các thông tin của file, thư mục được lưu trong 1 bản ghi đặc biệt trong hệ thống file của Unix. Mỗi file hoặc thư mục thường chiếm 1 inodes. Khi hết inodes, trang web cũng không thể ghi file, có thể dẫn tới lỗi trang web.
Băng thông:
Băng thông là lưu lượng mạng mà trang web sử dụng. Nó giống như khi bạn dùng mạng internet di động trả phí theo lưu lượng, hết tiền là hết vào mạng. Khi hết băng thông thì trang web sẽ chắc chắn ngừng hoạt động, thông báo cho người truy cập là Bandwidth Limit Exedeed! và bạn phải chờ tới tháng sau, thậm chí là vài tháng sau, khi host họ reset bandwidth, trang web mới khôi phục.
Cpu, ram usage:
Thống kê cpu, ram của server. Nếu chỉ số này tăng quá cao trong thời gian dài hay bạn bị hack ddos, máy chủ sẽ tạm ngưng kết xuất web và thông báo Resource Limit Exedeed! bạn cần chờ 1 lúc để server “nguội” rồi mọi thứ cũng sẽ ổn. Đối vời một số host free, cpu, ram “nóng” liên tục có thể dẫn tới khóa tài khoản của bạn.
Thống kê truy cập:
Thống kê lượt truy cập, ip, số phiên, vị trí,… của khách truy cập trang web của bạn.
Tên miền đang sử dụng:
Liệt kê tất cả các tên miền và trạng thái của chúng trên server web và giúp bạn biết được kiểu của những tên miền này, có 3 dạng như parked domain, sub-domain, add-on domain.
Tình trạng và thông tin server:
Mục này cung cấp thông tin của server như việc server đang hoạt động hay đang bao trì, thông tin hệ điều hành, phần cứng máy chủ, phần mềm máy chủ, mysql, php hay asp,…
Phiên bản phần mềm:
Tình trạng mysql database:
Bạn có thể tìm thấy số lượng cơ sở dữ liệu , kích thước của cơ sở dữ liệu, tên và quyền truy cập cơ sở dữ liệu.
Tình trạng email, ftp.
Thống kê những tài khoản và lưu lượng truy cập ftp và email của trang web của bạn.
Những thông tin khác như bản ghi hệ thống (logs), thông tin người dùng cũng có trong control panel.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục bạn nhé.
.

Các dạng tên miền trong control panel

Trong control panel của web hosting thường có những tùy chọn tên miền sau đây:
Parked domain.
Đây là dạng tên miền chia sẻ tài nguyên với tên miền gốc. Nó hiển thị nội dung giống hệt tên miền gốc, chỉ khác địa chỉ trên thanh tiêu đề. Ví dụ: nếu bạn park tenmien1.com trên tenmien2.net thì 2 trang này sẽ có cùng nội dung, chỉ khác địa chỉ.
Add-on domain.
Add-on domain là dạng tên miền độc lập với tên miền gốc. 2 tên miền này có thể có nội dung khác nhau vì vị trí file khác nhau và riêng biệt. Các tên miền này cũng có thể có tài nguyên như email, ftp,mysql database. Nói chung 2 tên miền này khác biệt hoàn toàn, chúng chỉ chia sẻ dung lượng đĩa hay cùng tài khoản đăng nhập thôi.
Add-on domain giúp việc dựng nhiều website độc lập dễ dàng.
Sub-domain.
Sub domain là tên miền phụ của tên miền của bạn. Nếu bạn sở hữu google.com, bạn có thể tạo ra sites.google.com, m.google.com hay google.google.com… Nếu ở nước ngoài bạn có thể thoải mái bán những tên miền phụ để bán cho người khác thoải mái thì ở Việt Nam, bạn chỉ được sử dụng tên miền phụ cho trang web, tổ chức của mình.
Dns record.
Dns record là những cấu hình nâng cao của tên miền. Nó có thể tạo ra 3 dạng tên miền trên và còn tạo nhiều tùy chọn nâng cao khác.
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu các dns record nâng cao bạn nhé.

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền

Tên miền là yếu tố rất quan trọng trong viết web. Khi chọn tên miền dù miễn phí hay trả phí, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau (độ quan trọng tăng dần):
Tên miền không dễ nhầm.
Đừng bao giờ đặt tên miền dễ nhầm hay viết sai chính tả. Việc này sẽ khiến cho khách hàng thường xuyên vào nhầm trang web của người khác và làm mất khách hàng của bạn. Bạn cũng cần quan tâm tới kiểu gõ tiếng Việt. Có trang web đặt là xoongchao.com hay bị nhầm thành xôngchao.com, teen24.vn cũng rất dễ nhầm với tên miền tễn.vn.
Tên miền dạng ASCII.
Tên miền dạng tiếng Việt có dấu đang là tên miền miễn phí. Tên miền này có dấu đầy đủ, có thể được các search engine và trình duyệt web nhận dạng dễ dàng. Tuy vậy thì các bộ gõ tiếng Việt nhiều khi nhận dạng sai vì cho rằng các tên miền này sai chính tả và tự bỏ hết dấu khiến người dùng quay sang trang web khác. Bạn hãy chú ý điều này khi chọn mua tên miền.
Tên miền dễ phát âm.
Tên miền dễ phát âm sẽ giúp cho người dùng dễ nhớ và truyền miệng dễ dàng, từ đó giúp trang web nổi tiếng và phổ biến. Một ví dụ là yahoo.com, rất dễ nhớ và dễ đọc, khác với những tên miền như thammyhuongluong.info.vn, rất dễ đánh sai. Bạn cũng cần chú ý tránh những trường hợp chữ “y” và “i” có thể thay thế cho nhau nhưng không sai chính tả, như từ “lý tưởng”. Bạn cũng nên tránh chữ “s” sau cùng như “works.com” vì có thể gây nhầm lẫn với work.com, trình độ tiếng Anh của một bộ phận người dùng internet chưa cao.
Sử dụng tên miền trả phí.
Tên miền miễn phí rất tốt nhưng khi web của bạn bắt đầu có thương hiệu và nổi tiếng, có người muốn mua tên miền đó, tên miền sẽ không cánh mà bay. Bạn có thể chỉ cần 1 tên miền miễn phí để dựng website cho lớp, cho khu phố, cho dòng họ nhưng khi xây dựng các trang lớn, đừng để người khác lấy hết công sức của bạn bằng cách mua tên miền bạn đang sử dụng và copy hết nội dung trang web của bạn.
Sử dụng tên miền ngắn gọn.
Đây là yếu tố tối quan trọng. Lý do người ta tạo ra tên miền là để cho nó dễ nhớ, dễ đánh máy. Đừng nên chọn các tên miền dài dòng dạng như somethinghere.acompanysfullname.sth/someunfriendlyfolder. Rõ ràng là tên miền này còn khó nhớ hơn cả ip. Bạn cũng nên hạn chế tên miền có quá nhiều ký tự đặc biệt như “-” vì sẽ khó nhớ và khó gõ hơn.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục bạn nhé.

Các thủ tục pháp lý khi thiết kế website và sử dụng tên miền

Trong tất cả các lĩnh vực, bạn cần phải thực hiện dưới sự quản lý của nhà nước và tuân thủ pháp luật. Sau đây là những quy định bạn cần tuân thủ khi thiết kế website.
Thông báo tên miền: khi bạn mới đăng ký tên miền quốc tế, bạn cần nhanh chóng thông báo tên miền cho bộ công thương bằng cách truy cập thongbaotenmien.vn và làm theo hướng dẫn. Việc này là cần thiết để bạn tránh rắc rối pháp lý và giúp nhà nước quản lý nội dung dễ dàng.
2. Thông báo / đăng ký website thương mại điện tử

Tất cả website có hoạt động thương mại điện tử cần phải đăng ký trước khi hoạt động.

“Website TMĐT bán hàng” phải thực hiện thông báo cho Bộ, gồm các loại website sau:

Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ (không bán hàng trên web).
Website bán hàng không hoặc có thanh toán trực tuyến.

“Website cung cấp dịch vụ TMĐT” gồm các loại website sau:

Sàn giao dịch
Trang khuyến mãi, đấu giá

Xem hướng dẫn thông báo và đăng ký tại trang web http://online.gov.vn/HomePage/NewsDetailByAlias.aspx?CateAlias=huong-dan-quy-trinh

Lưu ý: khi thông báo hoặc đăng ký, website phải đang hoạt động để Bộ Công Thương kiểm tra và phản hồi.

Vi phạm: phạt tới 50.000.000 đồng, ngưng hoạt động website.

3. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP)

Các trang web dưới đây phải xin giấy phép ICP:

Trang tin tổng hợp (lấy nguồn và tổng hợp tin tức từ báo điện tử trong và ngoài nước)
Web giải trí, văn hóa, xã hội (tự viết bài)
Website có mục tin tức do tổng hợp.

Các trang web có viết bài nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép ICP gồm:

Bài viết giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng,… của công ty.
Tin tức nội bộ công ty (không phải tin từ báo chí).

Tại Tp. Hồ Chí Minh, quý khách truy cập trang web của Sở Thông Tin và Truyền Thông http://www.ict-hcm.gov.vn/369 để thêm chi tiết.

Tại các tỉnh nào khác, vui lòng liên hệ Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh đó.

4. Đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

Các trang web sau đây phải đăng ký tại Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử:

Mạng xã hội
Diễn đàn
Website có mục diễn đàn
Web khác có mục bình luận.

Thủ tục: chưa có.

5. Đăng ký quảng cáo trên mạng thông tin máy tính

Tất cả các website đăng quảng cáo có thu phí thuộc tất cả thể loại phải liên hệ Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử để đăng ký giấy phép.

Nếu chỉ làm 1 blog cá nhân có mục bình luận, bạn sẽ phải đăng ký thủ tục 1, 3, 4, 5. Hãy đọc phần sau để tìm hiểu những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền nha.

Tên miền miễn phí (free domain) và tên miền trả phí (paid domain)

Trong các domain, có những tên miền miễn phí, cũng có những tên miền trả phí. Rõ ràng, tên miền miễn phí không thể nào “chất” bằng tên miền trả phí nhưng với những website nhỏ, chỉ cần có url ngắn gọn thì free domain là lựa chọn không thể bỏ qua.
Free domain (tên miền miễn phí) là tên miền mà bạn không cần trả phí mà vẫn có được. Tên miền miễn phí thường là sub domain hay domain dạng thư mục như co.cc,… cũng có những tên miền cấp 1 miễn phí như là .tk,…
Tên miền miễn phí đăng ký dễ dàng, không lo thanh toán, không phải cung cấp thôny tin Whois. Tên miền miễn phí thường sẽ phải gia hạn hàng năm hay 6 tháng.
Tên miền miễn phí thường được những spammer, hacker sử dụng vào mục đích xấu nên thường bị google và yahoo đánh giá thấp, dẫn đến hiệu quả site kém. Cá biệt như co.cc bị xóa hoàn toàn khỏi hệ thống google.
Tên miền trả phí sẽ phải đăng ký và lẽ dĩ nhiên là sẽ phải thanh toán. Giá của tên miền đăng ký mới là khoảng 5-10 $/năm. Tên miền mua lại sẽ có giá tùy thuộc vào chủ cũ của nó. Nếu bạn muốn mua google.com, bạn nên chuẩn bị hàng chục tỷ USD :v. Bạn có thể mua tên miền bằng bất cứ đại lý nào.
Khi mua tên miền trả phí, bạn phải điền thông tin cá nhân vào mục whois của tên miền. Thông tin này có thể được truy cập bởi bất kỳ ai và nếu bạn không muốn để lộ thông tin này, hãy đăng ký dịch vụ ẩn Whois (privacy protection) (có thể miễn phí hay mất phí). Khi đăng ký tên miền dạng này, bạn có quyền sở hữu hợp pháp và không bị thu tên miền bất thình lình như các dạng tên miền khác. Bạn cũng được các máy tìm kiếm đánh giá cao hơn.
Dù đăng ký tên miền gì, bạn cũng cần thông báo tên miền và đăng ký pháp lý (sẽ viết ở phần sau).

Các loại tên miền

Tên miền là yếu tố khẳng định thương hiệu trên internet. Trên internet cũng có rất nhiều loại tên miền như sau:
Tld (top level domain) là tên miền cấp cao nhất. Chúng ở cấp cao nhất vì trong tên miền chỉ có 1 dấu chấm. Ví dụ: google.com, vietnamnet.vn. Đây có thể là tên miền quốc tế hay tên miền quốc gia. Tên miền .com, .net, .org, .info, .xyz, .top … là tên miền quốc tế. Những tên miền .vn, .cn, .us, .be,… là tên miền quốc gia của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Bỉ,…
Tên miền cấp 2 (sld) là tên miền có dạng google.com.vn, phim.net.vn, những tên miền này có 2 dấu chấm và phần đuôi thường được tạo thành bởi 1 tên miền quốc tế (.com) và 1 tên miền quốc gia (.vn). Tên miền này và tên miền cấp 1 quốc gia có ý nghĩa cho biết trang web thuộc quốc gia nào.
Sub domain (tên miền phụ) là những tên miền giống tên miền cấp 2 vì có 2 dấu chấm trở lên ví dụ như mp3.zing.vn, dot.co.cc… Điểm khác biệt giữa chúng là khi cắt 2 phần cuối của tên miền thì tên miền phụ sẽ trở thành tên miền của một trang web. Ví dụ: zing.vn, co.cc. Những trang web này do cá nhân, tổ chức quản lý và không do nhà nước quản lý như những tên miền cấp 1 hay 2. Tên miền phụ cũng có thể đạt đến level 3, 4 hoặc hơn vd: doisong.news.zing.vn (lv4).
Tên miền dạng thư mục: đối với những host free kiểu cũ có thể cung cấp tên miền dạng tencongty.com/tencuaban. Đây không được coi là dạng tên miền chính thức và gần đây cũng đã biến mất.
Các bạn hãy đọc bài tiếp theo để tìm hiểu về tree domain và paid domain nhé.

Tên miền là gì

Với những người mới làm web, yếu tố tên miền còn khá xa lạ. Thực ra thì tên miền cũng khá đơn giản. Trong quá trình duyệt web, bạn sẽ cần ip của máy chủ web để gửi yêu cầu trang web vào đó. Địa chỉ ip thế hệ cũ ipv4 có dạng xxx.xxx.xxx.xxx ví dụ: 123.80.65.204, địa chỉ ip thề hệ mới ipv6 lại rắc rối hơn, có dạng xx:xx:xx:xx:xx. Rõ ràng chả ai muốn nhớ những địa chỉ này. Người ta đặt ra những tên miền là những dòng chữ dễ nhớ và những chữ này sẽ trỏ về ip máy chủ qua những dns (máy chủ tên miền), ví dụ của những dòng chữ này là google.com, vietnamnet.vn,… Như vậy, tên miền là chuỗi ký tự dễ nhớ trỏ tới ip máy chủ để ta duyệt web thỏai mái không cần nhớ ip.
Tên miền có 2 phần chính: phần tên và phần đuôi. Phần tên có thể là tên tổ chức, tên công ty, tên cá nhân như google, yahoo. Phần đuôi được quy ước sẵn, thường là .com, .net, .vn,… Hãy đọc phần sau để tìm hiểu các dạng tên miền bạn nhé.