Hình thức website là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến seo. Sau đây, Chúng tôi sẽ trình bầy những yếu tố hình thức quqn trọng trong seo:
Bố cục. Một trang web có bố cục tốt, phân đoạn rõ ràng, mục đề dễ hiểu luôn giúp người đọc và cả google dễ dàng hiểu được và tìm thấy thông tin cần thiết. Khi seo, bạn cần gì hơn ngoài sự yêu mến của máy tìm kiếm và người dùng?.
Tương thích với di động. Thiết bị di động đang rất phổ biến bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và giá rẻ. Vì vậy, hơn 50% lượt xem trang web đến từ thiết bị di động. Tỷ lệ này sẽ còn tăng lên. Nếu trang web của bạn không tương thích di động, bạn sẽ mất hơn 1/2 truy cập và google sẽ hạ bậc trang web của bạn khi khách hàng tìm kiếm bằng thiết bị di động. Bạn có thể kiểm tra mức độ tương thích tại trang google mobile friendly test. Còn làm thế nào để trang web tương thích di động, chúng ta sẽ tìm hiểu trong những bài sau.
Lỗi html. Lỗi html không ảnh hưởng quá nhiều tới seo. Tuy vậy những trang có quá nhiều lỗi html khiến cho việc hiển thị web bị sai và cũng dẫn tới việc google đánh giá trang web này được biên soạn sơ sài, qua loa, làm ảnh hưởng tới seo. Bạn không cần sửa hết lỗi, nhưng những lỗi có màu đỏ trong trình xem mã nguồn của firefox thì nên sửa hết.
Tốc độ trang web.
Chả ai thích chờ đợi. Và google cũng như người dùng cũng vậy. Một trang web nhanh giúp người dùng thấy thoải mái. Ngược lại 80% người dùng ấn nút back khi họ đã đợi 3s mà trang web chưa load xong.
Tối ưu hóa file. Các file html , hình ảnh, css, js đều có thể được nén (loại bỏ khoảng trắng và xuống hàng nếu không cần thiết). Việc này được thực hiện dễ dàng với phần mềm eclipse hoặc một vài plugin của cms. Điều này sẽ tăng tốc và giảm băng thông. Bạn cũng có thể dùng chế độ nén gzip cho http (được bật mặc định trong phần lớn hosting).
Hãy đọc phần sau để tiếp tục tìm hiểu bạn nhé .
Danh mục: hình thức
Hình thức và SEO phần 2
Tốc độ cập nhật nội dung. Nếu bạn cập nhật thông tin và viết bài mới liên tục, ngày nào cũng có, thì google sẽ đánh tía trang web của bạn đang được cập nhật tích cực và lẽ dĩ nhiên, google sẽ ưu ái những trang này hơn. Một trang web trung bình có tốc độ tải trang là 0.8s, trên 1.5 s sẽ ảnh hưởng xấu đến seo. Dưới 0.2s sẽ mang lại thuận lợi lớn cho website. Bạn có thể test speed trang bằng công cụ google speed test.
Thời gian viết bài: trong những lĩnh vực như tin tức, thể thao, games,… thời gian viết bài là yếu tố quan trọng trong seo. Những bài viết mới sẽ dễ lên top hơn và bạn cần liên tục cập nhật bài để seo tốt.
Quảng cáo. Chả có người xem nào thích quảng cáo. Nhưng chính quảng cáo nuôi sống google và là nguồn thu của phần đông giới làm web. Bạn nên lựa chọn quảng cáo sao cho không gây phản cảm, khó chịu cho người dùng và đừng che mất nội dung.
Sitemap. Sitemap đặc biệt hiệu quả khi bạn đặt chúng trên những trang không được liên kết tốt với nhau. Vd trang bạn có 3 trang con là A, B và C. Trang A có liên kết với C, trang B có liên kết với trang a và C, trang C có liên kết với trang A; và trang A là trang chủ. Khi crawl trang này google sẽ không thể tìm thấy và index được trang B. Và sitemap có thể giúp bạn làm được điều này. Sitemap giúp bạn index lên google nhanh chóng và đầy đủ nhưng không giúp nhiều trong việc đưa trang của bạn lên top. Bạn có thể tạo sitemap bằng phần mềm hay những trang web tạo sitemap tự động.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục tìm hiểu bạn nhé.
Hình thức và SEO phần 3
Bounce rate, time on page. Bounce rate – tỷ lệ thoát là tỷ lệ người dùng truy cập vào trang của bạn vài giây rồi thoát ngay. Bouncerate có thể được tìm thấy trong báo cáo của google analytics. Bouncerate tốt nhất nên thấp hơn 60%, nếu không sẽ ảnh hưởng tới SEO. Bouncerate dưới 40% sẽ giúp tăng thứ hạng seo. Time on page – thời gian xem trang – là tổng thời gian xem (các) trang của bạn 1 lần truy cập. Con số này nếu thấp hơn 1 phút sẽ ảnh hưởng tới seo và nếu cao hơn 2 phút sẽ có lợi cho trang web. Bạn có thể giảm bounce rate và tăng time on page bằng cách tăng độ hấp dẫn, tránh spam từ khóa, trình bày trang web đẹp và dễ nhìn, thêm hình ảnh, thêm tính năng cho trang web, tránh lỗi chính tả,….
403, 404. Lỗi 403, 404 không ảnh hưởng nhiều tới seo và được google coi là “một phần tất yếu của cuộc sống. Một trang web có quá nhiều lỗi 403, 404 hay những lỗi http khác sẽ bị google đánh dấu là trang lỗi hay đang chỉng sửa. Bạn hãy theo dõi con số này trong search console và sửa càng nhanh càng tốt.
Seo quá mức. Một trang web seo quá hoàn hào sẽ khiến google nghĩ trang này gian lận trong seo. Một vài lỗi nhỏ sẽ giúp chỉ số seo cao hơn. Đó chính là điều kỳ lạ của google.
Hãy tiếp tục đọc phần sau bạn nhé.
Hình thức và SEO phần 4
Những yếu tố hình thức khác cũnt ảnh hưởng nhiều đến tình trạng seo trang web. Có thể kể đến như:
Javascript. Google không thích javascript cho lắm, nhất là những javascript làm thay đổi nội dung trang. Bạn không nên ẩn nội dung nào đó của trang tới khi 1 hành động nào đó mới hiện nội dung ra vì làm như vậy sẽ khó cho google xác định được nội dung tĩnh của trang.
Ssl. Google đã tuyên bố chính thức ssl là yếu tố ảnh hưởng tới xếo hạng trang web. Ssl là giao thức mã hóa thông tin qua mạng internet giúp người dùng tránh bị mất thông tin. Do ssl giúp người dùng cảm thấy an toàn nên nó cũng góp khoảng 2% (và đang tăng dần) vào chỉ số xếp hạng trang web. Hãy dùng https nếu có thể.
Dạng website (blog hay website). Google rất thích blog và những website bình luận hay phi lợi nhuận. Những website này có nội dung rất chính xác. Những trang web bán hàng thường có chút “nói quá” về sản phẩm còn các trang web của đối thủ cạnh tranh thường hay “ghìm hàng” nhau. Thêm 1 điểm nữa, google đánh giá cao trang chuyên 1 vấn đề, ví dụ nếu bạn viết 1 trang chuyên về hải sản, thì mỗi khi từ khóa nầy xuất hiện trong chuỗi tìm kiếm, kết quả của bạn sẽ được ưu ái hơn những trang tổng hợp về biển khác.
Menu. Menu là vùng điều hướng của trang web. Nó phải điều hướng đầy đủ, ngắn gọn, chữ hiện trên link phải chính xác, dùng 1-2 từ khóa. Menu quá dài cũng ảnh hưởng tới seo.
Contact us, terms of service, copyright. Đây là thông tin liên hệ, điều khoản dịch vụ, bản quyền. Những yếu tố này rất quan trọng t4ong seo, nó giúp google xác định chủ thể và uy tín trang web, bạn chớ nên coi thường. Riêng thông tin bản quyền nên có trên mọi trang con nhưng phải gọn gàng hết mức có thể. Cũng có thể đặt link về trang bản quyền thay vì viết nội dng bản quyền dài trong mọi trang.
Uptime. Uptime là % thời gian trang web bạn hoạt động, người dùng có thể truy cập. Rõ ràng 1 trang bảo trì liên tục sẽ làm mất khách hàng. Và uptime càng cao giúp seo càng tốt. Uptime trung bình nên >=98%.
Chúng tôi đã tóm tắt những yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong seo. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Cách chuyển sang trang web thân thiện với thiết bị di động trong SEO
Thiết bị di động đang ngày càng phổ biến. Nếu bạn không muốn bõ qua hơn 50% lượng truy cập do thiết bị di động mang lại thì bạn nên khiến trang web của bạn có giao diện di động. Hầu hết các cms mặc định tự động chuyển đổi giao diện. Nhưng nếu bạn tự thiết kế web, bạn cần làm như sau.
Trước hết, để kiểm tra trang web của bạn đã đạt yêu cầu chưa, bạn có thể vào https://www.google.com/webmasters/tools/mobile-friendly/. Nếu chưa được, bạn cần chỉnh sửa.
Viewport. Bạn cần thêm dòng:
vào giữa thẻ head của trang.
Width.
Khi xây dựng trang web di động, bạn nên để các div chạy theo hàng dọc, không nên nhét nhiều div vào chiều ngang. Phần body nên có thông số css width là 100%. Các div khác có thể nhỏ hơn đôi chút.
Font-size. Bạn nên đặt font-size theo đơn vị em. Đây là đơn vị tương đối được dùng phổ biến trên di động. Giá trị trung bình nên là 0.8 em.
Bảng, hình ảnh. Kích thước của bảng, hình ảnh không nên quá chiều rộng thiết bị. Nhưng nếu nhất định phải quá, hãy đặt thuộc tính cho chúng là overflow:scroll để người xem có thể kéo qua lại.
Menu.
Menu thường được tinh gọn thành 1 nút bấm nhỏ, khi bấm vào mới hiện menu ra. Tránh trường hợp menu che mất nội dung.
Nút bấm, link, input và những yếu tố “bấm được” khác nên có kích thước các chiều tối thiểu là 30px.
Chúc các bạn thành công.
Cách tăng tốc trang web trong SEO phần 01
Page speed – tốc độ load trang là thời gian cần thiết để tải trang web và tất cả những hình ảnh, âm thanh, flash, css, js,… của trang web. Thời gian tải nếu đạt mức 0.2s thì sẽ rất có lợi cho seo. Hãy cùng tìm hiểu những cách tăng tốc trang web bạn nhé.
Trước khi bắt đầu, bạn hãy check tốc độ trang trong webmaster tool. Bạn cũng có thể xem gợi ý của google ở trang Page Speed Checker.
Gzip. Điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là nén thông tin qua giao thức http. Thông thường tất cả các host đều hỗ trợ mặc định tính năng này. Tuy vậy bạn có thể check bằng công cụ kể trên. Nếu gzip chưa được bật, hãy thêm vào file .htaccess nội dung này:
mod_gzip_on Yes
mod_gzip_dechunk Yes
mod_gzip_item_include file .(html?|txt|css|js|php|pl)$
mod_gzip_item_include handler ^cgi-script$
mod_gzip_item_include mime ^text/.*
mod_gzip_item_include mime ^application/x-javascript.*
mod_gzip_item_exclude mime ^image/.*
mod_gzip_item_exclude rspheader ^Content-Encoding:.*gzip.*
.
Giảm file. File mã html, css, js thường để ở dạng bình thường để dễ hiểu và sử lỗi. Tuy vậy, khi bạn xóa tất cả dấu xuống dòng, dấu tab và dấu cách thừa thì dung lượng file sẽ giảm từ 15-30%. Điều đó nghĩa là trang của bạn đã được tăng tốc. Bạn có thể dùng eclipse php để làm điều này. Các plugin dùng để tối ưu hóa file cũng có sẵn khá nhiều.
Giảm hình. Bạn nên dùng css thay cho hình ảnh ở những nơi cần thiết. Bạn nên tạo nhiều phiên bản của 1 hình ảnh với những độ phân giải khác nhau để hiển thị trong những vị trí khác nhau. Điều này sẽ giảm kích thước trang web.
Flash, âm thanh, movie. Những yếu tố multimedia này rất trực quan, được người dùng yêu thích nhưng lại nặng, nặng hơn nhiều lần hình ảnh. Bạn nên sử dụng chúng khi thật sự cần thiết.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục tìm hiểu bạn nhé.
Cách tăng tốc trang web trong SEO phần 2
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp tục những cách tăng tốc trang web bạn nhé.
Quảng cáo. Quảng cáo là yếu tố tạo thu nhập chính cho nhiều trang web. Tuy vậy nhiều quảng cáo với nhiều hình ảnh, video giúp thu hút khách hàng nhưng lại khá năng nề. Đừng đặt quá nhiều quảng cáo không cần thiết.
Giảm nội dung. Bạn cũng nên giảm nội dung thừa, nội dung trùng lặp để sao cho kích thước html là nhỏ nhất. Nội dung bản quyền nên chỉ để 1 dòng link tới trang bản quyền. Menu nên ngắn gọn, chỉ tậo trung vào từ khóa chính. Nếu nội dung quá dài, bạn nên cắt thành nhiều bài sẽ dễ theo dõi hơn.
Php code, db query. Bạn cũng có thể tăng tốc trang web bằng cách tăng tốc xử lý php và giảm số lượng mysql query trong mã. Bạn cần giảm những tính năng không cần thiết và tập trung vào xử lý trang web càng đơn giản càng tốt. Nếu bạn sử dụng cms, tính năng đệm (cache) trang có tác dụng khá lớn.
Nâng cấp host, sử dụng host trong nước. Các gói cước miễn phí hay giá rẻ thường có tốc độ và độ ưu tiên hạn chế. Bạn nên nâng cấp host khi bạn có nhiều truy cập (nếu có thể). Thêm 1 yếu tố nữa là vị trí của host. Host để ở trong nước sẽ load nhanh hơn (ngay cả khi đứt cáp quang).
Javascript. Css. Quá nhiều hiệu ứng javascript và css phức tạp sẽ khiến trình duyệt phải xử lý nhiều, khiến trang web bị đơ và chạy chậm. Giảm thiểu những hiệu ứng không cần thiết và sửa lỗi js là điều cần thiết để tăng tốc trang web. Bạn cũng nên để js và css ở ngoài file html, sẽ tăng tốc độ load cho những người tắt js và css.
Chúc các bạn seo thành công.