5 mẹo giúp tăng thời lượng pin Android

Pin là nguồn điện chính của điện thoại. Với những máy smart phone có cấu hình cao thì khả năng pin hết càng nhanh. Công nghệ pin hiện tại không thể đuổi theo công nghệ về phần cứng. Hiện tại một chiếc điện thoat nếu dùng liên tục sẽ chỉ có khoảng 4 – 5h trong thời lượng pin. Chúng ta hãy cùng cloud blog tìm cách tăng thời lượng pin tối đa bạn nhé.

Gỡ bỏ chương trình.

Nhiều chương trình và dịch vụ khởi chạy tự động và liên tục chạy trong nền khiến tiêu tốn tài nguyên hệ thống và gây hao pin. Có nhiều phần mềm quá nhiều quảng cáo cũng khiến pin mau “xuống sức”. Hãy gỡ bỏ những phần mềm phiền phức này để tránh hao pin. Để làm việc này hãy vào mục cài đặt – ứng dụng – chọn ứng dụng và bấm gỡ bỏ.

Màn hình tĩnh.

Chương trình màn hình động là những chương trình đồ họa 3d khá tốn tài nguyên và dễ khiến hao pin. Dùng ảnh tĩnh sẽ làm giảm nhiều tài nguyên cpu và ram, từ đó giúp máy chạy nhanh hơn và ít tốn pin hơn.

Dừng chương trình.

Bạn có thể dừng các chương trình nặng khi không dùng tới mà không cần xóa bỏ nếu thấy chúng không tự bật lên và là những phần mềm có ích. Dừng làm giảm sử dụng ram và cpu của thiết bị nhưng không xóa khỏi đĩa. Để làm được điều này bạn cần vào cài đặt – ứng dụng, chọn ứng dụng, ấn buộc dừng và xác nhận.

Ngắt kết nối không dây.

Các kết nối không dây bao gồm wifi, bluetooth, mobile internet, gps, hồng ngoại và cả sóng điện thoại. Bạn nên chỉ bật chúng khi cần thiết vì tuy chúng không làm hao nhiều ram và cpu nhưng lại sử dụng các phụ kiện rất tốn pin và gây nóng máy.

Giảm độ sáng và âm thanh.

Độ sáng màn hình và âm lượng giống như các kết nối không dây, tuy không làm tăng sử dụng tài nguyên hệ thống nhưng đây là bộ phận tốn vào loại nhiều pin nhất trong điện thoại.

Vệ sinh máy.

Vệ sinh máy sẽ giúp máy hoạt động mát hơn, giảm bụi và điện trở của các linh kiện trong máy. Vệ sinh máy cũng giúp các kết nối không dây mạnh hơn và rõ hơn.

Diệt virus.

Virus không chỉ tốn tài nguyên hệ thống để giúp chúng thực hiện mục tiêu phá hoại. Chúng còn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn cho các mục đích xấu. Vậy hãy diệt virus thường xuyên. Chúng không chỉ nâng cao thời lượng pin, mà còn đảm bảo an toàn thông tin cho bạn. Hãy cài 1 và chỉ 1 phần mềm diệt virus mà thôi.

Dọn đĩa.

Dung lượng đĩa thấp làm các file tạm khọng ghi được và gây lỗi hệ thống cũng như làm giảm đáng kể thời lượng pin. Hãy làm trống bộ nhớ ở một mức yêu cầu sẽ giúp tăng tốc máy, hạn chế lỗi và giúp tăng thời lượng pin.

Chúc các bạn có thời gian sử dụng pin lâu dài.

Hướng dẫn quay Gas của Garena trên máy tính

Quay gas là cách thu thập nhiều quà qua phần mềm gas chạy trên di động. Nhưng nếu bạn không có smart phone hay không muốn cài Gas lên điện thoại vì phần mềm này có khá nhiều quảng cáo, bạn có thể quay Gas trên máy tính Windows qua cách sau.

Bước 1: lựa chọn một phần mềm Android App player. Tác giả đ4 thử download phần mềm bluestack từ bluestack.com và sử dụng rất tốt và nhanh. Sau khi download các bạn cài vào máy, quá trình cài đặt có thể sẽ bắt cài driver, bạn ấn ok để cài đặt.

Bước 2: download file gas từ gas.garena.vn.
Bạn hãy download file apk dành cho Android và mở khi down load về.

Bước 3: bấm đôi vào file apk và cài đặt.

Quá trình cà đặt khá nhanh. Tuy vậy, cài đặt lần đầu có thể bị lỗi. Hã tắt đi và cài đặt lại.

Bước 4: khởi động apk từ menu và tận hưởng.

Khởi động bluestack bằng lối tắt trên màn hình. Ấn vào menu trong trình giả lập và chọn Gas.
Bluestack cũng giúp chơi chiến cơ huyền thoại và chiến dịch huyền thoại khá mượt.

Chúc các bạn thành công.

Các thông số của Android và phụ kiện

CPU:

Cpu là bộ xử lý trung tâm của máy. Cpu có thể có từ 2 nhân trở lên với xung nhịp nhỏ hơn 2 ghz. Sở dĩ có xung nhịp nhỏ là vì chúng được thiết kế để tiết kiệm pin. Khi chọn cpu bạn nên chọn số lõi cao rồi đến xung nhịp. Các cpu cho android thường dùng cấu trúc arm v9.

Màn hình.

Màn hình cho android có 3 dạng chính: màn hình tft là thế hệ cũ, không có góc nhìn rộng, màn hình IPS có khả năng hiển thị diện rộng nhưng trong thực tế, khi nhìn vuông góc nó không đẹp hơn TFT bao nhiêu, màn hình AMOLED có khả năng thay đổi độ sáng nên rực rỡ hơn 2 loại kia. Thực ra amoled không sáng hơn nhưng khi hiển thị màu tối, nó làm giảm độ sáng của màn hình và những điểm màu đen sẽ không phát sáng tí nào. Những màn hình này sẽ tắt hoàn toàn ánh sáng những điểm màu đen và do đó có độ tương phản màu cao hơn.
Bạn cũng nên chú ý đến độ phân giải và kích thước màn hình. Độ phân giải càng cao càng rõ nét và hiển thị được nhiều chi tiết. Trong khi kích thước màn hình ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm của người dùng. Độ phân giải của smart phone thường từ khoảng 480×800 tới full hd (1080×1920). Các màn hình retina có độ phân giải cao như độ phân giải trong võng mạc nhãn cầu, giúp hiển thị gình ảnh tự nhiên. Kích thước màn hình thường từ 4 inch trở lên và được tính bằng độ dài đường chéo màn hình.

GPU.

Gpu là chip đồ họa của máy. Hiện có 3 thương hiệu gpu lớn là Andreno, Mali và PowerVR. Chip này có xung nhịp càng cao và hỗ trợ càng nhiều công nghệ càng tốt. Có nhiều loại gpu trên thị trường. Bạn chỉ cần lưu ý độ phân giải, số màn hình hỗ trô, số nhân, công nghệ và các kết quả benchmark cụ thể.

Ram.

Ram điện thoại là bộ phận quyết định máy có chạy được chương trình hay ứng dụng hay không vì nó chứa toàn bộ dữ liệu thực thi của ứng dụng. Máy đt có ram nhỏ hơn 1gb thì chủ yếu để gọi và nhắn tin, vào facebook bằng firefox đôi khi còn bị thoát bất ngờ. Các máy ram 1gb đáp ứng được các nhu cầu cơ bản. Các máy ram 2gb chạy được nhiều game còn các máy hơn 2gb ram chạy được gần như mọi thứ, có thể chạy cả máy ảo Windows mượt mà. Một lưu ý là ram thực tế luôn nhỏ hơn ram quảng cáo một chút.

Rom.

Rom trong quảng cáo thực ra là dung lượng bộ nhớ trong. Dung lượng này có tác dụng lưu ảnh, file cá nhân. Nhìn chung phần này không quá quan trọng vì bạn có thể gắn thêm thẻ nhớ.

Bộ nhớ ứng dụng của máy quan trọng hơn rất nhiều. Vì nó chứa ứng dụng và dữ liệu ứng dụng. Nên chọn máy có bộ nhớ này hơn 512 mb. Kiểm tra bằng các vào cài đặt – ứng dụng -tải xuống và xem thanh phía dưới.

Sdcard.

Sdcard có nhiều lớp (class) 4, 6, 8, 10. Class càng cao thì chạy càng nhanh. Bạn cũng nên lưu ý dung lượng và hãng sản xuất thẻ để có thể sử dụng thẻ lâu dài.

Pin.

Pin điện thoại thường là pin Li-ion. Khi chọn pin bạn nên chọn pin có nhiều hơn 1500 mAh dung lượng. Bạn cũng nên chú ý tới các công nghệ giúp sạc nhanh hơn.

Camera.

Camera thường có 2 cái ở mặt trước và mặt sau. Cũng có thể chỉ có 1 camera xoay. Khi chọn camera ngoài độ phân giải bạn còn cần chọn công nghệ chụp ảnh, quay phim và đèn flash.

Gps.

GPS là hệ thống định vị toàn cầu. Những mayq quảng cáo có A-gps thực ra không có ăng ten gps thật mà chỉ định vị qua trạm điện thoại và wifi nên độ chính xác rất kém. Hãy chọn những máy có gps thật. Hiện nay cũng có những máy dùng các hêt thống định vị khác nhưng rất hiếm gặp.

Bluetooth.

Bluetooth có 2 phiên bản là 2.0 và 3.0. Bluetooth được dùng chủ yếu để liên lạc giữa các thiết bị (điện thoại, máy tính) gần nhau hay giữa điện thoại với bàn phím hay tai nghe bluetooth. Chuẩn 3.0 có tốc độ cao hơn 2.0 khoảng 10 lần và có tương thích ngược với chuẩn 2.0.

Hệ điều hành.

Các máy android mới thường có hệ điều hành từ 4.0 trở lên tới 6.0. Các phiên bản sau có nhiều cải tiến về tính năng, nhưng chạy chậm hơn và tốn nhiều ram hơn mặc dù luôn được quảng cáo tăng hiệu năng. Hầu hết các ứng dụng chỉ yêu cầu Android 2.3 hay 4.0 trở lên.

Loa và micro.

Loa là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới người dùng. Bạn hãy kiểm tra âm lượng loa cũng như khả năng phát lossless của chúng. Loa của điện thoại có rất ít công nghệ để tạo nên sự khác biệt.

2g, 3g hay 4g.

4G về lý thuyết nhanh hơn 3g gấp 10 lần. 3g nhanh hơn 2g 10 lần. Và rõ ràng các máy 4g cũng tốn ít pin và chạy nhanh hơn các máy 3g hay 2g. Tuy nhiên thì giá của chúng cũng cao hơn 3g vài lần. Trong thực tế nếu 3g chạy hết công suất (7.2 mbps) thì cũng bằng internet cáp quang.

Wifi.

Máy smartphone đa số hỗ trợ wifi. Wifi giúp truy cập internet và liên lạc với bàn phím, chuột. Wifi thường dùng chuẩn 802.p. nhìn chung không có nhiều sự khác biệt về công nghệ này ở các máy Android.

Vỏ máy.

Vỏ máy là bộ phận quan trọng không kém các bộ phận khác. Nó bảo vệ máy và tạo cho máy vẻ ngoài đẹp đẽ. Bạn cũng nên chú ý tới chất liệu làm vỏ và độ chắc tay của thiết bị.

Chúc các bạm chọn được máy như ý.

Phát wifi bằng windows 7, 8, 8.1, 10 cho tất cả thiết bị không dùng phần mềm.

Bạn muốn chiếc điện thoại di động của mình vào được internet mà không cần tốn tiền cho các gói cước 3g đắt đỏ và không ổn định. Bạn muốn tận dụng đường truyền adsl hay cáp quang mạnh mẽ cho nhiều thiết bị khác nhau mà không muốn sử dụng phần mềm khác. Bạn thực hiện phát wifi theo dạng adhoc nhưng adroifmd lại không hỗ trợChúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phát wifi bằng máy tính theo cách dễ dàng nhất.
Yêu cầu:
1. máy tính có wifi (laptop hay máy bàn có usb wifi).
2. mạng có dây hay 3g.
3. quyền admin trên windows, drivers đầy đủ.
Các bước thực hiện:
1. Click phải vào biểu tượng mạng trên taskbar, chọn Open networks and sharing center sau đó chọn adapters settings. Click đúp vào mạng dây (local area connection) hay mạng 3g (wireless terminal) bạn muốn chia sẻ vào Properties, chọn tab Sharing click chọn cả ô chọn và chọn Network to share là wireless connection 1.Ok.
2. Nhấn winkey + R và gõ cmd vào.
Nhập trong cửa sổ cmd nhập
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=”ten wifi” key=”mat khau”
Thay ten wifi và mật khẩu theo tên và mật khẩu bạn muốn. mat khau tối thiểu 8 kí tự. Nếu hiện ra 3 dòng báo network created là ok.
3. Mở notepad bằng menu start xong gõ vào
netsh wlan start hostednetwork
lưu vào desktop tên. batwifi.bat (file type phải là all type)
làm 1 file khác
netsh wlan stop hostednetwork
tên tatwifi.bat
Hoặc download file về và giải nén.
http://cloudsoft.esy.es/blog/wp-content/uploads/2016/01/wp-1453096953135.zip
.
4. Double click file batwifi.bat và tận hưởng thôi. Khi xần tắt double click tatwifi.bat.
Lưu ý khi bạn tắt wifi hay sleep máy thì phải bật wifi lại.
Khi mất mật khẩu wifi. Bạn vào cmd và gõ
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=”tenwifi”
tên phải đúng tên ban đầu. sau đó làm lại từ đầu.
Rất hi vọng các bạn sẽ thành công.

Cách sửa lỗi winload.exe trên Windows.

Trong thực tế sử dụng các hệ điều hành Windows, do tắt may không đúng cách hay ghost lại máy, máy tính có thể bị cac lỗi liên quan tới winload.exe khiến bạn không thể vào được Windows mà chỉ dừng lại tại màn hình đen. Lỗi này có 2 dạng thường thấy:
1. The selected entry could not be loaded because the application is missing or corrupt.
2. could not verify digital signature winload.exe.
Sau đây là cách giải quyết.
Yêu cầu:
1. Đĩa cài đặt windows 7 trở lên bất kỳ (không cần phải cùng phiên bản với windows đang bị lỗi.
2. Quyền admin máy tính.
3. Cài bios để máy boot từ ổ quang dvd đầu tiên.
Các bứơc thực hiện:
1. Cho đĩa dvd vào và bật/reset máy.
2. Ấn phím cách khi có thông báo: Press any key to boot from cd or dvd
3. Đợi 1 lúc và chọn keyboard layout và language là English (US). Nhấn next.
4. Nhấn Repair your computer.
5. Chọn Trobleshots -Advanced options.
6. Chọn Command prompt. Nhập user và mật khẩu nếu có.
7. Trong cửa sổ command prompt màu đen, gõ lần lượt các câu lệnh (sau mỗi câu bấm enter, lưu ý gõ cả dấu cách)
bootrec /scanos
bootrec /rebuildbcd
Tại đây nếu chương trình hỏi gì thì bấm Y + enter hết.
8. Gõ tiếp 2 câu sau (enter sau mỗi câu)
bootrec /fixmbr
bootrec /fixboot
Đợi sau khi chạy xong, con trỏ xuất hiện, đóng cửa sổ command promt và ấn back, Exit and continute to Windows…
8. Bỏ đĩa ra khỏi ổ và bật máy tính. Nếu máy báo lỗi khác thì nhấn enter.
9. Khởi động máy lại lần nữa.
10. Kiểm tra lại các phần cứng và phần mềm.
Hi vọng sau khi thực hiện các bước này máy tính của bạn sẽ chạy mượt trở lại. Nêu gặp khó khăn xin hãy comment phía dưới.

Thủ thuật tăng tốc máy tính (phần 1)

Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi khi tốc độ xư lý của máy tính chậm tới mưc khó chịu, đặc biệt là sau gời gian dài sử dụng, ảnh hưởng lớn tới công việc và trải nghiệm của bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn những cách thông dụng nhưng không kém phần chuyên sâu để giúp bạn tăng tốc hiếc máy tính của mình lên tốc độ tối đa, nhanh bằng thậm chí nhanh hơn máy mới.
Các thủ thuật đơn giản:
1. Việc đầu tiên bạn cần làm là restart máy tính. Nhiều người sử dụng máy không bao giờ restart mà chỉ cho máy ngủ đông (hibernate), đây là 1 việc làm khá tiện lợi và sau khi bật máy lên, bạn có thể tiếp tục công việc dở dang. Tuy vậy, không giống như khi khởi động lại, hibernate không dọn dẹp sạch ram và dữ liệu của các chương trình trong ram. Nó cũng không sửa những lỗi hoạt động từ các lần sử dụng khác. Điều này làm giảm tốc độ của máy tinh khá nhiều. Vì vậy, bước đầu tiên là hãy thử restart máy để làm mới nhiều thứ quan trọng.
2. Bạn cũng nên thử xóa bớt các phần nềm không cần thiết. Phần mềm tốn quá nhiều tài nguyên hệ thống khi chạy sẽ làm máy tính chạy chậm và không ổn định. Đó là chưa kể hàng loạt phần mềm quảng cáo, toolbar “ăn theo” thường được đính kèm các phần mềm miễn phí gây khó chịu, thu thập thông tin cá nhân và làm nặng máy.
Bạn chỉ cần 1 phần mềm diệt virus, 1 bộ office, 1 chương trình để thực hiện công việc cụ thể nào đó. Vì vậy hãy vào Start ->control panel -> add or remove programs (windows xp trở xuống) hay Programs and Features và xóa hết những ứng dụng không cần thiết đi. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm tring Danh sách phần mềm gỡ bỏ ứng dụng miễn phí sẽ giúp bạn gỡ bỏ sạch sẽ hơn.
3. Tiếp theo, bạn nên có một phần mềm diệt virus và malware, nhưng phần mềm này ngăn chặn những mã độc trong máy bạn. Mã độc không những làm chậm máy tính và phá hoại hệ điều hành, chúng còn giúp chủ nhân của chúng ăn cắp dữ liệu của bạn và có thể, ăn cắp tài khoản và tiền của bạn. Vậy tốt nhât hãy diệt sạch chúng. Bạn cũng cần cập nhật liên tục các phần mềm này giúp tăng hiệu quả. Tham khảo các phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất.
4. Tuy các hãng phần mềm luôn quảng cáo rằng phần mềm mới hiệu suất cao hơn phần mềm cũ. Tuy vậy thì thực tế đa sớ phần mềm không được như vậy. Vì vậy nếu không qua khắt khe, bạn hãy lựa chọn phần mềm cũ với các tính năng đủ dùng còn hơn là chạy các phần mềm mới một cách ì ạch.
5. Sau khi chạy một thời gian, đa số các phần mềm chạy chậm lại. Đó là vì trong quá trình sử dụng, các file rác, cấu hình sai,tệp tạm thời xuất hiện nhiều lên. Bạn nên thử xóa đi và cài đặt lại các phần mềm này.
6. Các phần mềm tự chạy khi khởi động là những phần mềm kha tiện lợi. Tuy vậy chúng thường làm chậm thời gian khởi động và tốc độ máy tính. Đôi khi húng cũng là những mã độc/quảng cáo gây khó chịu. Bạn co thể tắt chúng bằng cách sau.
Nhấn tổ hợp winkey + R, nhập vào cửa sổ run cụm từ msconfig và enter, vào tab startup và unclick những chương trình bạn không muốn, ấn ok và restart máy.
Trện đây là những cách làm phổ biến nhất, nếu bạn muốn tìm hiểu các cách hiệu quả hơn, hãy đọc phần 2.

Thủ thuật tăng tốc máy tính (phần 2)

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu các cách tăng tốc cơ bản cho máy tính. Trong phần này, chúng ta hãy đi sâu hơn một chút.
1. Tắt các giao diện đồ họa và các tính năng không cần thiết. Windows mặc định đi kèm với các gói giao diện bóng bẩy và các tính năng mạnh mẽ. Tuy vậy nếu chúng làm máy tính của bạn chậm thì hãy tắt chúng đi bằng cách click phải vào màn hình nền và chọn properties hay personalize, chọn theme basic hoặc tắt các tính năng khác đi. Những thành phần này sử dụng khá nhiều cpu,ram,card đồ họa. Windows của bạn sẽ không còn quá cầu kỳ nhưng bù bù lại, nhanh chóng và đơn giản hơn.
2. Nếu windows của bạn đã cũ và không còn phù hợp vơi phần cứng. Hãy trang bị các hdh mới hơn phù hợp và cảm nhận sự mới mẻ về mọi thứ cũng như sự tăng tốc rõ rệt.
3. Bạn cần cài đặt đầy đủ và cập nhật liên tục driver cho máy. Driver là các trình điều khiển giúp máy tính điều khiển được mọi thiết bị. Driver mới thường cung cấp cải thiện hiệu suất và độ ổn định. Bạn có thể đến trang web của nhà sản xuất để cập nhật hoặc dùng các phần mềm tự động tìm và cập nhật driver miễn phí.
4. Bạn cũng các thường xuyên dọn dẹp các file rác trên hệ thống. Thường thì các file này được tạo ra khi các chương trình máy tính hoạt động để lưu dữ liệu tạm thời nhưng sau đó thường bị bỏ lại và gây lãng phí dung lượng ổ cứng và làm chậm hệ điều hành. Bạn có thể dùng disk cleanup- tiện ích có sẵn trong windows hay sử dụng các phần mềm dọn đĩa miễn phí.
5. Sau một thời gian sử dụng, các file rác xuất hiện, hdh của bạn gặp các vân đề và chạy chậm. Bạn nên cài đặt lại hoặc phục hồi máy tính sử dụng bản sao lưu trước đó. Cách này sửa hầu hết lỗi khiến máy tính bạn chạy chậm. Tham khảo các phần mềm sao lưu windows.
6. Trong quá trình ghi xóa dữ liệu, các file thường bị phân mảnh (các phần của 1 file nằm cách xa nhau trê đĩa cứng vật lý). Điều này khiến tốc độ đọc của hdd chậm và làm giảm tuổi thọ hddbdo bắt đầu đọc hoạt động nhiều hơn. Bạn nên chống phân mảnh đĩa cứng định kỳ 1 tháng 1 lần bằng cách sử dụng disk-defraqmenter của windows hay sử dụng
các phần mềm chống phân mảnh miễn phí.
7. Nếu bạn sử dụng một ổ cứng đã “cao tuổi” hay thường xuyên tắt máy không đúng cách hoặc mạng điện của bạn không ổn định, bạn nê thường xuyên kiểm tra đĩa cứng bằng công cụ chkdsk (vốn tự bật khi windows khởi động sau khi sự cố xảy ra, hay dùng các phần mềm sửa lỗi đĩa cứng miễn phí.
Trên đây là những cách tăng tốc hệ điều hành. Nếu bạn vẫn cảm thấy máy chậm, hãy đọc phần sau để tiếp tục nhé.

Thủ thuật tăng tốc máy tính (phần 3)

Trong các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu cách tăng tốc máy tính chưa đụng tới phần cứng. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách tăng tốc máy tính can thiệp vào phần cứng.
1. Việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh máy, kiểm tra nhiệt độ máy tính và mua sắm bộ tản nhiệt nếu cần. Vì nhiệt độ cao làm giảm đáng kể tốc độ và tuổi thọ của phần cứng máy tính, đặc biệt là cpu (cái đầu) của máy vi tính. Nhiệt độ cao cũng khiến máy tính dễ bị hư hỏng, thậm chí cháy nổ. Các bạn có thể sử dụng các phần mềm xem thông tin hệ thống miễn phí để kiểm tra nhiệt độ máy tính.
2. Hệ thống máy tính hoạt động với những bộ phận có tốc độ khác nhau. Tốc độ của dvd, usb chậm hơn của đĩa cứng. Đĩa cứng lại chậm hơn ram, ram chậm hơn cpu. Vì tốc độ máy tính chủ yếu phụ thuộc vào hdd, ram, cpu nên đây là 3 bộ phận cần nâng cấp chính.
Cpu là bộ phận nhanh nhất, thường thì các bộ phận còn lại còn xa mới nhanh được bằng cpu. Và trong xử lý,Cpu thường xuyên phải đợi các bộ phận khác. Tuy vậy nếu muốn tăng khả năng xử lý bạn vẫn có thể nâng cấp cpu. Khi nâng cấp cpu bạn nên chú ý đến thời gian sản xuất, công nghệ rồi mới đến xung nhịp. Các cpu core i3 thê hệ thứ 3 chạy nhanh và mát hơn nhiều so với các cpu core 2duo cùng xung nhịp.
Đĩa cứng là bộ phận dễ gây “nghẽn cổ chai” trong máy tính. Khi nâng cấp ổ cứng, bạn nên chọn ổ ssd (vốn nhanh và ít hao điện) hơn hdd truyền thống nhiều lần. Tuy vậy giá của ssd lại không hề rẻ. Bạn cũng có thể lựa chọn nâng cấp lên ổ hdd với thông số cao hơn. Những thông số hàng đầu khi lựa chọn ổ cứng ngoài dung lượng còn có tốc độ quay (tính bằng rpm- vòng/phút), kích thước bộ nhớ đệm và các công nghệ hỗ trợ (NCQ, SMART). Dĩ nhiên, hdd có thông số càng cao và hỗ trợ nhiều công nghệ sẽ chạy nhanh và lâu bền hơn).
Tuy rằng ram có tốc độ khá nhanh, nhanh hơn đĩa cứng. Nhưng khi nâng cấp máy tính điều đầu tiên người ta nghĩ tới là nâng cấp ram. Vì khi một chương trình máy tính khởi động, nó đọc hầu hết các thông tin trong ổ cứng và cho vào ram. Tuy vậy, trong quá trình chạy – quá trình ta tương tác được với chương trình, các chương trình này lại sử dụng dữ liệu trong ram là chính. Khi ram không đủ dung lượng, hệ thống sử dụng ổ cứng để lưu và làm việc như ram, khi này chương trình sẽ chạy chậm hơn do ổ cứng chậm hơn ram. Khi máy bạn chạy các chương trình nặng hay nhiều hương trình cùng lúc. Thậm chí vùng đệm ram trên hdd hết dung lượng và chương trình sẽ bị lỗi. Để nâng cấp ram, ngoài thông số chính là dung lượng, bạn còn cần chú ý đến số kênh (single channel, duo channel hay quadra channel,…), tốc độ bus (đường truyền dữ liệu), công nghệ trên ram…
Khi nâng cấp máy tính, nên chú ý tới tính tương thích của phần cứng. Máy tính yêu cầu tính tương thích của toàn bộ hệ thống nếu không sẽ không hoạt động được.
3. Biện pháp cuối cùng sau khi đã thử tất cả các cách trên (chắc chắn các bạn đã biết rồi) đó là mua máy tính mới. Máy tính mới sẽ chạy nhanh hơn máy cũ và không cần nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy vậy cách này cũng kha là tốn kém.
Hi vọng sau loạt bài này, các bạn sẽ có một chiếc máy tính chạy “siêu tốc” như ý.

16 cách giúp điện thoại Android của bạn chạy nhanh hơn phần 1

16. Khởi động lại máy.

Điều đầu tiên bạn cần làm là thử khởi động lại máy. Điều này giúp loại bỏ các chương trình đang chạy, xóa bộ nhớ đệm và làm tươi mọi thứ. Khi khởi động lại, điện thoại của bạn sẽ có ram trống nhiều, đĩa sạch gọn và ít chương trình chạy. Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Bạn nên khởi động lại bằng nút nguồn thay vì rút pin vì rút pin rất hại máy..

15. Lắp thẻ nhớ.

Khi dung lượng bộ nhớ trong xuống thấp, bạn sẽ không thể cài đặt ứng dụng cũng như điện thoại của bạn sẽ chậm đi rất nhiều và dễ có lỗi xảy ra. Tất nhiên bạn không thể nâng bộ nhớ trong, điều bạn có thể làm là gắn thêm thẻ nhớ cho máy và chuyển các ứng dụng sang thẻ nhớ. Điều này giúp bộ nhớ trong thoáng hơn và giúp máy chayt nhanh hơn, đồng thời tăng tuổi thọ của máy.

14. Tắt bớt ứng dụng.

Khi có nhiều ứng dụng chạy sẽ tốn tài nguyên hệ thống và khiến máy chạy ì ạch. Bạn có thể tắt bớt các ứng dụng bằng các vào cài đặt – ứng dụng – trượt qua tab đang hoạt động, chọn ứng dụng, ấn buộc dừng và bấm đồng ý.

13. Xóa các phần mềm dư.

Trong quá trình sử dụng bạn sẽ vô tình cài nhiều phần mềm dư vào máy. Đa số các phần mềm này có nhiều quảng cáo và khiến máy bạn chạy chậm. Hãy gỡ bỏ chúng bằng cách vào cài đặt – ứng dụng. Trong tab đã tải xuống chọn ứng dụng bạn muốn xóa và ấn nút gỡ bỏ và xác nhận.
Bạn cũng có thể xóa một số ứng dụng của nhà sản xuất cài trong phân vùng hệ thống nếu máy đã root bằng các phần mềm chuyên dụng.
Các phần mềm tăng tốc trong thực tế cũng tốn khá nhiều tài nguyên. Bạn nên tắt hay gỡ bỏ chúng khi không dùng đến.

12. Diệt virus.

Hệ điều hành Android với nhân Linux có khá ít virus. Tuy vậy thì bạn không nên chủ quan. Bạn nên diệt virus thường xuyên bằng các phần mềm như Avast, Avg,… diệt xong virus bạn có thể xóa phần mềm đi hay để chúng tiếp tục bảo vệ bạn.

Hãy tiếp tục với phần 2 thôi các bạn.

16 cách giúp điện thoại Android của bạn chạy nhanh hơn phần 2

Hãy cùng cloud blog tiếp tục tăng tốc android nào.

11. Dọn rác thải.

Dọn dẹp các file tạm giúp tăng dung lượng trống của thẻ là cọng việc bạn nên làm thường xuyên. Bạn có thể dùng avg cleanner để làm việc này.

10. Thêm swap.

Nếu bạn thiếu ram, ứng dụng sẽ chạy rất chậm và hay bị lỗi. Bạn có thể cải thiện điều này bằng cách dùng swap để dùng bộ nhớ trong làm bộ đệm cho ram. Chi tiết chúng tôi sẽ hường dẫn ở những bài sau

9. Nâng gói cước mạng.

Rất nhiều các công việc của Android thực hiện trên mạng. Vì vậy khi mạng chậm chúng sẽ làm dt của bạn chậm theo. Nếu có điều kiện hãy nâng băng thông của gói dữ liệu di động của bạn hay sử dụng wifi để có tốc độ cao hơn, giảm thời gian chờ của hệ thống.

8. Lau chùi phần cứng.

Bạn cũng nên vệ sinh máy thường xuyên để tránh bụi bẩn làm giảm tuổi thọ và gây nóng làm giảm hiệu suất của mày. Bạn cũng không nên dán quá nhiều vỏ hay nhét máy vào túi quần vì lượng nhiệt sinh ra có thể làm chậm hay thậm chí hư smart phone.

7. Reset data dữ liệu.

Khi một ứng dụng chạy bị lâu có thể sẽ dẫn tới lỗi dữ liệu khiến ứng dụng không chạy được hay chạy chậm. Bạn có thể vào cài đặt – ứng dụng – tất cả ứng dụng – chọn ứng dụng và chọn xóa dữ liệu. Lưu ý là tất cả dữ liệu và cài đặt sẽ về như ban đầu, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi làm.

Hãy tiếp tục xem phần sau bạn nhé.