Thủ thuật tăng tốc máy tính (phần 3)

Trong các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu cách tăng tốc máy tính chưa đụng tới phần cứng. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách tăng tốc máy tính can thiệp vào phần cứng.
1. Việc đầu tiên bạn cần làm là vệ sinh máy, kiểm tra nhiệt độ máy tính và mua sắm bộ tản nhiệt nếu cần. Vì nhiệt độ cao làm giảm đáng kể tốc độ và tuổi thọ của phần cứng máy tính, đặc biệt là cpu (cái đầu) của máy vi tính. Nhiệt độ cao cũng khiến máy tính dễ bị hư hỏng, thậm chí cháy nổ. Các bạn có thể sử dụng các phần mềm xem thông tin hệ thống miễn phí để kiểm tra nhiệt độ máy tính.
2. Hệ thống máy tính hoạt động với những bộ phận có tốc độ khác nhau. Tốc độ của dvd, usb chậm hơn của đĩa cứng. Đĩa cứng lại chậm hơn ram, ram chậm hơn cpu. Vì tốc độ máy tính chủ yếu phụ thuộc vào hdd, ram, cpu nên đây là 3 bộ phận cần nâng cấp chính.
Cpu là bộ phận nhanh nhất, thường thì các bộ phận còn lại còn xa mới nhanh được bằng cpu. Và trong xử lý,Cpu thường xuyên phải đợi các bộ phận khác. Tuy vậy nếu muốn tăng khả năng xử lý bạn vẫn có thể nâng cấp cpu. Khi nâng cấp cpu bạn nên chú ý đến thời gian sản xuất, công nghệ rồi mới đến xung nhịp. Các cpu core i3 thê hệ thứ 3 chạy nhanh và mát hơn nhiều so với các cpu core 2duo cùng xung nhịp.
Đĩa cứng là bộ phận dễ gây “nghẽn cổ chai” trong máy tính. Khi nâng cấp ổ cứng, bạn nên chọn ổ ssd (vốn nhanh và ít hao điện) hơn hdd truyền thống nhiều lần. Tuy vậy giá của ssd lại không hề rẻ. Bạn cũng có thể lựa chọn nâng cấp lên ổ hdd với thông số cao hơn. Những thông số hàng đầu khi lựa chọn ổ cứng ngoài dung lượng còn có tốc độ quay (tính bằng rpm- vòng/phút), kích thước bộ nhớ đệm và các công nghệ hỗ trợ (NCQ, SMART). Dĩ nhiên, hdd có thông số càng cao và hỗ trợ nhiều công nghệ sẽ chạy nhanh và lâu bền hơn).
Tuy rằng ram có tốc độ khá nhanh, nhanh hơn đĩa cứng. Nhưng khi nâng cấp máy tính điều đầu tiên người ta nghĩ tới là nâng cấp ram. Vì khi một chương trình máy tính khởi động, nó đọc hầu hết các thông tin trong ổ cứng và cho vào ram. Tuy vậy, trong quá trình chạy – quá trình ta tương tác được với chương trình, các chương trình này lại sử dụng dữ liệu trong ram là chính. Khi ram không đủ dung lượng, hệ thống sử dụng ổ cứng để lưu và làm việc như ram, khi này chương trình sẽ chạy chậm hơn do ổ cứng chậm hơn ram. Khi máy bạn chạy các chương trình nặng hay nhiều hương trình cùng lúc. Thậm chí vùng đệm ram trên hdd hết dung lượng và chương trình sẽ bị lỗi. Để nâng cấp ram, ngoài thông số chính là dung lượng, bạn còn cần chú ý đến số kênh (single channel, duo channel hay quadra channel,…), tốc độ bus (đường truyền dữ liệu), công nghệ trên ram…
Khi nâng cấp máy tính, nên chú ý tới tính tương thích của phần cứng. Máy tính yêu cầu tính tương thích của toàn bộ hệ thống nếu không sẽ không hoạt động được.
3. Biện pháp cuối cùng sau khi đã thử tất cả các cách trên (chắc chắn các bạn đã biết rồi) đó là mua máy tính mới. Máy tính mới sẽ chạy nhanh hơn máy cũ và không cần nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy vậy cách này cũng kha là tốn kém.
Hi vọng sau loạt bài này, các bạn sẽ có một chiếc máy tính chạy “siêu tốc” như ý.

Liên quan
Bạn muốn chiếc điện thoại di động của mình vào được internet mà không cần
Trong thực tế sử dụng các hệ điều hành Windows, do tắt may không đúng
Trong quá trình sử dụng máy tính, đôi khi tốc độ xư lý của máy
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu các cách tăng tốc cơ bản cho
Hãy cùng cloud blog tiếp tục tìm hiểu các vị tướng mạnh nhất urf trong