Để tính được thu nhậo từ adsense, bạn phải dựa vào số visit, số click/visit và sồ tiền trung bình nhận được/click. Tuy vậy, bạn cũng nên có được những mốc thu nhập sau:
Sau 2 tháng: được khoảng $30/tháng;
Sãu 4 tháng: $50/ tháng.
Sau 6 tháng: $70/tháng;
Sau 1 năm: hơn $100/tháng;
Sau 2 năm: $150/tháng.
Nếu tính theo visit: bạn nên đạt $5/1000 views trở lên là mức trung bình, giúp bạn có doanh thu chấp nhận được.
Để đạt được mức này bạn cần liên tục viết bài, cải tiêwn website và tạo backlink liên tục. Chúc các bạn thành công và kiếm được nhiều tiền.
Danh mục: Internet
Giới thiệu về web hosting
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về web hosting – yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu của trang web.
Web hosting là gì? Khi bạn đưa 1 trang web lên mạng, bạn phải giữ cho trang web luôn online, có nghĩa là bất cứ khi nào có người yêu cầu thì trang web sẽ hiển thị, 24h/ngày và 365,25 ngày/năm. Để đạt được điều này bạn cần một máy chủ (server) để đáp ứng nhu cầu của người dùng liên tục. Và những người cung cấp server cho bạn, tên họ là hosting.
Máy tính của tôi có thể làm máy chủ (web server) được không? Về lý thuyết là được nhưng trong thực tế, ít ai dùng vậy vì khó có ai bật máy tính nối mạng 24/24. Giả sử được thì bạn cũng không có ip tĩnh. Nếu đã đầu tư ip tĩnh, thì cấu hình của pc cũng không thích hợp để chạy liên tục mà không gặp lỗi bộ nhớ. Người ta chỉ dùng máy cá nhân làm server web tạm thời để thử thôi. Hướng dẫn có ở các phần sau.
Còn bây giờ, hãy đọc bài tiếp theo để biết các dạng web server – máy chủ web phổ biến bạn nhé..
Lựa chọn cms phù hợp với bạn
Có rất nhiều cms, và mỗi cms lại có thế mạnh/điểm yếu riêng. Hãy cùng cloud blog lựa chọn cho bạn cms tốt nhất nhé.
Cms cũng được phân thành nhiều loại phù hợp với mục đích sử dụng.
Các bạn có thể tải các cms miễn phí tại danh sách cms miễn phí hay danh sách các phần mềm forum miễn phí.
1. Blog, trang web cá nhân.
Loại website này khá dễ tính nên hầu như tất cả cms đều đáp ứng được nhu cầu của nó. Bạn chỉ cần cài đặt bất cứ mã nguồn nào và bắt đầu viết nội dung. Tuy vậy lựa chọn hàng đầu theo chúng tôi vẫn là WordPress – cms phổ biến và có các tính năng hỗ trợ blog rất mạnh.
2. Website công ty, sản phẩm.
Loại website này phức tạp hơn vì có trang giới thiệu sản phẩm và các bài viết liên quan. Các trang này cũng thường có mục hỏi đáp về sản phẩm. Những trang này cũng cần menu chuyên nghiệp, nhiều hình ảnh và nội dung hơn. Tuy vậy hầu hết cms có khả năng phục vụ tốt trang web này. Joomla là sự lựa chọn không thể bỏ qua cho bạn.
3. Forum – diễn đàn.
Forum là trang web thảo luận mang tính cộng đồng. Loại hình này rất phổ biến vì tính mở. Người dùng có thể mở topic, hỏi về vấn đề gì đó và người khác sẽ trả lời. Vì là bàn luận công khai nên mọi người sẽ tham gia rất nhiều, mỗi người góp 1 ý. Dạng trang này cần cms riêng biệt là forum. Trong đó phổ biến và dễ dùng có vBullentin (mất phí) và myBb (miễn phí).
4. Website thương mại điện tử.
Trang web này có nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và có nhiều người dùng. Những cms cho những trang này còn có tính năng thanh toán trực tuyến và bảo mật tốt. Các cms phổ biến là opencart và cubecart.
5. Website tin tức.
Website này giống như loại web cá nhân nhưng lượng tin nhiều hơn, lượng hình ảnh, video cũng rất nhiều. Một cms có quản lý bài viết và media mạnh như nukeviet sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
6. Cổng thông tin.
Hay còn gọi là portal. Đây là trang web có số lượng nội dung rất lớn, thường là của công ty lớn hay của Một số người nhà nước. Một phần mềm như Moodle chuyên để dựng portal học tập hay mediaWiki có lẽ sẽ phù hợp với bạn.
7. Mạng xã hội.
Có rất nhiều phần mềm làm mạng xã hội. Tuy vậy, với sự áp đảo của facebook ở Việt Nam, rất ít người xây dựng mạng xã hội. Cms cho mạng xã hội phải có module quản lý người dùng và media cực mạnh.
8. Website đặc biệt.
Nếu bạn có 1 website đặc biệt, bạn có thể dùng các cms trả phí chuyên biệt, hoặc sử dụng Drupal. Drupal là cms cực mạnh và dễ thay đổi để phù hợp với tình hình. Nhưng nó cũng là cms khá khó dùng. Bạn cũng có thể tự viết code để phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của mình.
Chúc các bạn thành công. Bài tiếp sau sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt cms điển hình.
Chuyển địa chỉ trong SEO
Trong thiết kết trang web, bạn có thể phải chuyển địa chỉ của trang web từ tên miền này sang tên miền khác. Để chuyển đổi nhanh chóng và không làm mất khách hàng, chúng ta nên sử dụng công cụ chuyển đổi của google search console.
Việc chuyển đổi này có những ưu điểm như nhanh chóng (hoàn tất trong từ 3 tuần tới 1 tháng, tối đa là 6 tháng), chính xác theo ý muốn và không làm mất những chỉ số seo hiện có, trang mới sẽ được tính theo tuổi trang cũ. Các bước thực hiện.
1. Thêm thuộc tính và verify tất cả tên miền nguồn và gốc, di chuyển file và database.
2. Thiết đặt 301: trong file .htaccess của vị trí cũ thêm vào dòng:
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.oldname.com [NC,OR]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^oldname.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ newname.com/$1 [L,R=301,NC]
Thay oldname.com và newname.com bằng tên miền cần chuyển đi và tên miền cần chuyển tới.
3. Vào search console, chọn tên miền cần chuyển đi, ấn vào nút bánh xe phía trên bên phải và chọn đổi địa chỉ.
Bước 4: ấn tiếp tục 3 lần và xác nhận 1 lần.
Chúc các bạn thành công.
Chất lượng bài viết và SEO
Chất lượng bài viết luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để seo thành công. Một bài viết chất lượng phải đảm bảo:
Có nội dung đúng, chính xác, có cơ sở và có dẫn nguồn (nếu có trích nguồn), không vi phạm pháp luật, bản quyền, đạo đức,…
Trang web của bạn nên có những nội dung độc nhất (là nhữg nội dung một mình bạn có) theo bố cục của riêng bạn, không nên sao chép hay sửa bài người khác thành bài của mình.
Trang web của bạn nên có nội dung thuộc các chủ đề có nhiều người chú ý. Bạn nên tránh những chủ đề quá cao siêu ít người biết.
Trong nội dung văn bản không nên dùng những từ tục, từ địa phương. Hãy sử dụng ngôn ngữ phổ thông cho mọi người dễ hiểu. Trừ trường hợp bạn viết web về văn học.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục tìm hiểu cách tạo nội dung seo tốt bạn nhé.
Giới thiệu về cách làm web
Làm web là sở thích của nhiều người, trong đó có những người rất “cao thủ”, cũng có thể là những người chưa biết gì cũng có thể làm được. Người ta làm web để quảng cáo, mua bán, chia sẻ thông tin hay thậm chí là để chinh phục bạn gái/bạn trai. Người viết Web cũng có khá nhiều kỳ vọng, có nhiều người muốn quảng bá, số khác muốn kiếm tiền, một số lại chỉ coi là sở thích. Hãy cùng cloud blog tìm hiểu cách làm một trang web từ cơ bản đến nâng cao bạn nhé. Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn tới khi nó trở thành trang web có lượng truy cập nhiều.
Để làm một trang web, bạn cần làm những việc sau: tìm một hosting, đăng ký 1 tên miền và viết nội dung trang web. Thiếu 1 trong 3 thứ này thì sẽ không thành trang web. Bạn cũng cần Seo (Search engie optimization – tăng thứ hạng trên các website tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…) để tăng lượng truy cập và kiếm được nhiều tiền. Bài sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn hosting phù hợp.
Tổng quan về SEO
Seo là thuật ngữ trong giới webmasters chỉ những thủ thuật giúp tăng thứ hạng và vị trí của trang web mình trên những trang tìm kiếm như google hay yahoo. SEO có 2 loại là white-hat SEO (seo hướng về người dùng) vả black-hat SEO (seo chỉ chú tâm vào máy tìm kiếm). Rõ ràng, mục tiêu của máy tìm kiếm là người dùng nên các máy tìm kiếm sẽ cố gắng loại bỏ thể loại black-hat seo vốn không có nhiều giá trị với người dùng. Vì vậy, chúng tôi chỉ trình bày white-hat seo là cách seo hiệu quả và bền vững nhất.
Seo trang web là quá trình lâu dài, tốn kém và tốn công. Seo phải kết hợp giữa nội dung, hình thức trang web, tên miền, url, hiệu năng, bảo mật,… nói chung là search engine sẽ xem xét toàn diện trang web của bạn để đánh giá nên bạn sẽ phải cải thiện toàn bộ trang web nếu muốn seo tốt.
Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về seo nội dung. Các bạn hãy đón đọc .
Url trang web trong SEO
Trong seo, url có tầm quan trọng rất lớn. Url tốt giúp seo nhanh chóng và hiệu quả. Những url seo tốt có dạng tenmien.com/danh-muc/danh-muc-con/ten-bai-viet. Những url này chứa từ khóa và tiêu đề bài nên được google đánh giá cao. Còn những url dạng tenmien.com/?postid=37 không có từ khóa, seo khá khó. Chúng ta sẽ cần điều chỉnh một chút.
Trog wordpress, bạn hãy vào menu – bảng tin – menu – cài đặt – đường dẫn tĩnh. Nhập /%category%/%postname%/ vào ô tùy biến và nhấn ok.
Các cms khác đều có plugin để làm việc này.
Những trường hợp tự viết code bạn phải sử dụng .htaccess để dẫn link vào file index.php và tự xử lý trong file php.
Lưu ý bạn cần bật mod_rewrite trước khi làm điều này, nếu không sẽ xảy ra lỗi nghiêm trọng.
Chúc các bạn thành công.
Độ dài bài viết và bố cục trong Seo
Độ dài bài viết là khái niệm chỉ số lượng từ trong một bài viết. Trong tiếng anh, đó là số từ (words) nhưng nếu bạn thiết kế website bằng tiếng Việt, đó là số lượng từ ghép. Thông thường, số lượng từ ghép trong 1 bài bằng khoảng 2/3 số từ đơn trong cùng bài.
Bài viết quá ngắn sẽ chứa ít thông tin và thường bị google xem là spam. Bài viết quá dài sẽ tải lâu, khiến người đọc khó đọc và cũng làm giảm thứ hạng tìm kiếm.
Độ dài bài viết tối ưu cho seo là 2000-2500 từ/bài. Bằng 3000-4300 từ đơn.
Trong bài viết bạn cũng cần chia bố cục các đoạn văn rõ ràng. Bạn cũng cần dùng thẻ header để làm tiêu đề cho từng đoạn. Điều này sẽ giúp người đọc dễ tìm thấy những gì mình cần và search engine dễ dàng tóm tắt nội dung trang web và những trang web có bố cục rõ ràng dễ hiểu luôn được đánh giá cao.
Bố cục của bài viết có thể phân thành nhiều cấp (giống wikipedia), có thêm mục lục nữa thì tuyệt vời. Bạn cũng có thể đánh dấu mục bằng thẻ (anchor) mà không có href.
Trong bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các nội dung tạo tự động trong seo.