Chuyển địa chỉ trong SEO

Trong thiết kết trang web, bạn có thể phải chuyển địa chỉ của trang web từ tên miền này sang tên miền khác. Để chuyển đổi nhanh chóng và không làm mất khách hàng, chúng ta nên sử dụng công cụ chuyển đổi của google search console.
Việc chuyển đổi này có những ưu điểm như nhanh chóng (hoàn tất trong từ 3 tuần tới 1 tháng, tối đa là 6 tháng), chính xác theo ý muốn và không làm mất những chỉ số seo hiện có, trang mới sẽ được tính theo tuổi trang cũ. Các bước thực hiện.
1. Thêm thuộc tính và verify tất cả tên miền nguồn và gốc, di chuyển file và database.
2. Thiết đặt 301: trong file .htaccess của vị trí cũ thêm vào dòng:
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.oldname.com [NC,OR]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^oldname.com [NC]
RewriteRule ^(.*)$ newname.com/$1 [L,R=301,NC]
Thay oldname.com và newname.com bằng tên miền cần chuyển đi và tên miền cần chuyển tới.
3. Vào search console, chọn tên miền cần chuyển đi, ấn vào nút bánh xe phía trên bên phải và chọn đổi địa chỉ.
Bước 4: ấn tiếp tục 3 lần và xác nhận 1 lần.
Chúc các bạn thành công.

Url trang web trong SEO

Trong seo, url có tầm quan trọng rất lớn. Url tốt giúp seo nhanh chóng và hiệu quả. Những url seo tốt có dạng tenmien.com/danh-muc/danh-muc-con/ten-bai-viet. Những url này chứa từ khóa và tiêu đề bài nên được google đánh giá cao. Còn những url dạng tenmien.com/?postid=37 không có từ khóa, seo khá khó. Chúng ta sẽ cần điều chỉnh một chút.
Trog wordpress, bạn hãy vào menu – bảng tin – menu – cài đặt – đường dẫn tĩnh. Nhập /%category%/%postname%/ vào ô tùy biến và nhấn ok.
Các cms khác đều có plugin để làm việc này.
Những trường hợp tự viết code bạn phải sử dụng .htaccess để dẫn link vào file index.php và tự xử lý trong file php.
Lưu ý bạn cần bật mod_rewrite trước khi làm điều này, nếu không sẽ xảy ra lỗi nghiêm trọng.
Chúc các bạn thành công.

Các thẻ meta trong SEO

Trước đây, các thẻ meta có tác dụng rất quan trọng trong seo. Nhưng do các webmasters lợi dụng điều này quá mức để nhồi nhét từ khóa nên các meta này không còn duy trì được vị trí của chúng trong việc xếp hạng trang web. Tuy vậy, chúng vẫn là những thành phần quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả seo.
Các thẻ meta bao gồm:
Thẻ title: Tiêu đề trang web;
Thẻ description: .
Những thẻ meta có những tiêu chí sau:
Thẻ title cần dễ hiểu, tập trung vào nội dung chính, có độ dài khoảng 200 ký tự để phù hợp độ dài thiết kế trên trang kết quả tìm kiếm google.
Thẻ description cũng cần tập trung vào mô tả nội dung chính, có độ dài khoảng 300-400 từ.
Thẻ keywords cần tập trung vào từ khóa quan trọng, có độ dài 15-20 từ khóa.
Những thẻ meta cần chứa từ khóa chính của trang. Những từ quan trọng cần đặt bên trái, những từ khác đặt bên phải;
Bạn nên “viết tay” những thẻ này thay vì dùng meta tự động.
Không dùng các thẻ meta bị trùng lặp trong website để tránh làm giảm hiệu quả seo. Bạn có thể kiểm tra lỗi này trong html markup error của search console.
Chúc các bạn seo thành công.

Những biện pháp loại bỏ nội dung trùng lặp trong SEO

Nội dung trùng lặp ảnh hưởng rất xấu đền seo và thứ hạng tìm kiếm. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những biện pháp khắc phục vấn đề nội dung trùng lặp.
Sử dụng cms mới. Những cms phiên bản mới sửa lỗi duplicated content rất tốt. Bạn nên cập nhật cms mình đang sử dụng thường xuyên.
Không sao chép bài.
Sao chép bài và trộn lại bài của người khác là những điều cấm kỵ trong seo. Bạn luôn cần viết bài của chính mình và khi cần viết 1 bài tương tự, hãy quên bài cũ và viết mới hoàn toàn.
Không tạo nhiều link cùng nội dung.
Bạn nên kiểm soát hệ thống link trong website của bạn. Bạn không nên tạo liên kết đồng thời tới những trang dạng như tenmien.com/blog , tenmien.com/blog/ hay tenmien.com/blog/index.htm . Hãy kiểm tra các liên kết để tránh lỗi đáng tiếc.
Thiết đặt tham số url.
Nếu trang web của bạn có các thông số url (các biến dạng GET) ví dụ như …?id=2 và ?id=2&sessionid=1234567 thì bạn nên làm rõ chúng trong mục thông số url trong search console của google. Trong search console cũng đã có hướng dẫn cụ thể .
Không cố tình tạo nội dung trùng lặp. Nội dung trùng lặp chỉ khiến seo đi xuống. Bạn nên tránh việc viết bài theo 1 khuôn mẫu nhất định.
Sử dụng redirect 301. Redirect 301 giúp google tìm ra trang nội dung mà người viết muốn hiển thị và dễ dàng loại bỏ những kết quả bị trùng. Nó cũng giúp người dùng tự chuyển về trang đúng khi truy cập trang bị trùng. Để cài đặt 301, bạn có thể dùng htaccess và php, asp.
Trong file .htaccess của thư mục gốc, ta có thể viết thêm dòng:
Redirect 301 /old /new
Thay old bằng url bạn muốn chuyển đi và new bằng url bạn chuyển tới.
Trong php, hãy đặt mã này vào trang cần chuyển trước khi kết xuất bất kỳ nội dung html nào:
header(“HTTP/1.1 301 Moved Permanently”);
header(“Location: /new”);
Thay new bằng url bạn muốn chuyển tới .
Dùng thẻ meta. Thẻ meta có thể được dùng để xác định bản gốc. Bạn cần đặt thẻ meta như sau trong phần head của mọi trang bị lặp nội dung: thay http://tenmien.com/tranggoc bằng url trang gốc của bạn.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu cách chống lại nội dung trùng lặp. Chúc các bạn may mắn.

Tác động của nội dung trùng lặo tới SEO

Nội dung trùng lặp là những nội dung giống nhau hoặc tương tự nhau (ví dụ khác thứ tự đoạn văn) xuất hiện trong trang web của bạn. Nội dung trên trang web của bạn có thể bị coi là trùng lặp với nội dung của trang khác hay với nội dung của chính bạn. Những nguyên nhân dẫn đến nội dung trùng lặp là:
Copy nội dung của người khác. Hoặc chỉ thay đổi một số từ, câu trong văn bản khác và đăng lên trang web của mình mà không trích nguồn.
Tự động chắp vá nội dung của người khác. Chép nhiều đoạn vain từ nhiều nguồn và thay đổi thứ tự của chúng trong văn bản để biến chúng thành nội dung của mình.
Sử dụng nhiều tên miền. Nếu bạn có nhiều tên miền cùng chỉ về 1 trang web (parked domain)  hoặc nhiều trang web cùng nội dung thì google sẽ xem đây là những website độc lập bị trùng lặp về nội dung.
Các phiên bản khác nhau của trang web. Những phiên bản có thể là phiên bản desktop và mobile, bản thường và bản in. Khi index, google sẽ xem nhữg bản này là những trang riêng biệt cò nội dung trùng lặp.
Các tham số trong url.
Các tham số trong url nếu không quản lý tốt sẽ trở thành thảm họa. Ví dụ như: google sẽ xem tenmien.com/lang=vi và tenmien.com/lang=vn và tenmien.com/lang=vi&country=vn là những trang web khác nhau. Nếu chúng có cùng nội dung, google sẽ đánh dấu nội dung trùng lặp và hạ thứ bậc seo của chúng.
Tính năng đệm của một số cms. Tính năng đệm (cache) và tính năng lưu trữ (archive) của một số cms tạo ra trang giống hệt trang gốc để đệm hay lưu. Những trang web này sẽ bị google xếp vào hạng nội dung trùng lặp.
Cố tình tạo nội dung trùng lặp nhằm seo. Đây là hành vi coq chủ ý, thay đổi chút ít nội dung của chính mình để tạo bài viết mới nhằm tăng kết quả tìm kiếm trên google và chiếm các từ khóa khác.
Những yếu tố không phải là nội dung trùng lặp:
Giao thức. Nhiều người nghĩ google xem http://tenmien.com và https://tenmien.com là 2 trang web độc lập và bị trùng lặp. Tuy vậy thì hiện nay google đã xem đây là 1 trang web. Chỉ cần thêm cả 2 thuộc tính trong search console và lựa chọn tên miền ưa thích (prefered domain) là ok.
Www. Sự khác biệt giữa www và không www cũng đã được google bỏ qua. Tuy vậy bạn vẫn cần lựa chọn tên miền ưa thích giống như trường hợp http và https.
Rel=canonical. Thẻ meta rel=canonical là thẻ chỉ dẫn cho google đâu là bản gốc và google có thể bỏ qua các bản khác. Thẻ này cũng được thêm vào những cms gần đây. Khi sử dụng những bản cập nhật mới bạn không lo các phiên bản trùng lặp nội dung trên trang web của mình nữa.
Tác hại của nội dung trùng lặp: nội dung trùng lặp khiến cho google khó xác định đâu là bài viết gốc. Thêm vào đó, google cũng sẽ nghĩ trang web của bạn là trang web chuyên copy bài và dĩ nhiên hiệu quả seo sẽ giảm.
Hãy đọc phần sau để tìm cách khắc phục lỗi nội dung trùng lặp nhé bạn.

Các loại tên miền

Tên miền là yếu tố khẳng định thương hiệu trên internet. Trên internet cũng có rất nhiều loại tên miền như sau:
Tld (top level domain) là tên miền cấp cao nhất. Chúng ở cấp cao nhất vì trong tên miền chỉ có 1 dấu chấm. Ví dụ: google.com, vietnamnet.vn. Đây có thể là tên miền quốc tế hay tên miền quốc gia. Tên miền .com, .net, .org, .info, .xyz, .top … là tên miền quốc tế. Những tên miền .vn, .cn, .us, .be,… là tên miền quốc gia của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Bỉ,…
Tên miền cấp 2 (sld) là tên miền có dạng google.com.vn, phim.net.vn, những tên miền này có 2 dấu chấm và phần đuôi thường được tạo thành bởi 1 tên miền quốc tế (.com) và 1 tên miền quốc gia (.vn). Tên miền này và tên miền cấp 1 quốc gia có ý nghĩa cho biết trang web thuộc quốc gia nào.
Sub domain (tên miền phụ) là những tên miền giống tên miền cấp 2 vì có 2 dấu chấm trở lên ví dụ như mp3.zing.vn, dot.co.cc… Điểm khác biệt giữa chúng là khi cắt 2 phần cuối của tên miền thì tên miền phụ sẽ trở thành tên miền của một trang web. Ví dụ: zing.vn, co.cc. Những trang web này do cá nhân, tổ chức quản lý và không do nhà nước quản lý như những tên miền cấp 1 hay 2. Tên miền phụ cũng có thể đạt đến level 3, 4 hoặc hơn vd: doisong.news.zing.vn (lv4).
Tên miền dạng thư mục: đối với những host free kiểu cũ có thể cung cấp tên miền dạng tencongty.com/tencuaban. Đây không được coi là dạng tên miền chính thức và gần đây cũng đã biến mất.
Các bạn hãy đọc bài tiếp theo để tìm hiểu về tree domain và paid domain nhé.

Tên miền miễn phí (free domain) và tên miền trả phí (paid domain)

Trong các domain, có những tên miền miễn phí, cũng có những tên miền trả phí. Rõ ràng, tên miền miễn phí không thể nào “chất” bằng tên miền trả phí nhưng với những website nhỏ, chỉ cần có url ngắn gọn thì free domain là lựa chọn không thể bỏ qua.
Free domain (tên miền miễn phí) là tên miền mà bạn không cần trả phí mà vẫn có được. Tên miền miễn phí thường là sub domain hay domain dạng thư mục như co.cc,… cũng có những tên miền cấp 1 miễn phí như là .tk,…
Tên miền miễn phí đăng ký dễ dàng, không lo thanh toán, không phải cung cấp thôny tin Whois. Tên miền miễn phí thường sẽ phải gia hạn hàng năm hay 6 tháng.
Tên miền miễn phí thường được những spammer, hacker sử dụng vào mục đích xấu nên thường bị google và yahoo đánh giá thấp, dẫn đến hiệu quả site kém. Cá biệt như co.cc bị xóa hoàn toàn khỏi hệ thống google.
Tên miền trả phí sẽ phải đăng ký và lẽ dĩ nhiên là sẽ phải thanh toán. Giá của tên miền đăng ký mới là khoảng 5-10 $/năm. Tên miền mua lại sẽ có giá tùy thuộc vào chủ cũ của nó. Nếu bạn muốn mua google.com, bạn nên chuẩn bị hàng chục tỷ USD :v. Bạn có thể mua tên miền bằng bất cứ đại lý nào.
Khi mua tên miền trả phí, bạn phải điền thông tin cá nhân vào mục whois của tên miền. Thông tin này có thể được truy cập bởi bất kỳ ai và nếu bạn không muốn để lộ thông tin này, hãy đăng ký dịch vụ ẩn Whois (privacy protection) (có thể miễn phí hay mất phí). Khi đăng ký tên miền dạng này, bạn có quyền sở hữu hợp pháp và không bị thu tên miền bất thình lình như các dạng tên miền khác. Bạn cũng được các máy tìm kiếm đánh giá cao hơn.
Dù đăng ký tên miền gì, bạn cũng cần thông báo tên miền và đăng ký pháp lý (sẽ viết ở phần sau).

Các thủ tục pháp lý khi thiết kế website và sử dụng tên miền

Trong tất cả các lĩnh vực, bạn cần phải thực hiện dưới sự quản lý của nhà nước và tuân thủ pháp luật. Sau đây là những quy định bạn cần tuân thủ khi thiết kế website.
Thông báo tên miền: khi bạn mới đăng ký tên miền quốc tế, bạn cần nhanh chóng thông báo tên miền cho bộ công thương bằng cách truy cập thongbaotenmien.vn và làm theo hướng dẫn. Việc này là cần thiết để bạn tránh rắc rối pháp lý và giúp nhà nước quản lý nội dung dễ dàng.
2. Thông báo / đăng ký website thương mại điện tử

Tất cả website có hoạt động thương mại điện tử cần phải đăng ký trước khi hoạt động.

“Website TMĐT bán hàng” phải thực hiện thông báo cho Bộ, gồm các loại website sau:

Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ (không bán hàng trên web).
Website bán hàng không hoặc có thanh toán trực tuyến.

“Website cung cấp dịch vụ TMĐT” gồm các loại website sau:

Sàn giao dịch
Trang khuyến mãi, đấu giá

Xem hướng dẫn thông báo và đăng ký tại trang web http://online.gov.vn/HomePage/NewsDetailByAlias.aspx?CateAlias=huong-dan-quy-trinh

Lưu ý: khi thông báo hoặc đăng ký, website phải đang hoạt động để Bộ Công Thương kiểm tra và phản hồi.

Vi phạm: phạt tới 50.000.000 đồng, ngưng hoạt động website.

3. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP)

Các trang web dưới đây phải xin giấy phép ICP:

Trang tin tổng hợp (lấy nguồn và tổng hợp tin tức từ báo điện tử trong và ngoài nước)
Web giải trí, văn hóa, xã hội (tự viết bài)
Website có mục tin tức do tổng hợp.

Các trang web có viết bài nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép ICP gồm:

Bài viết giới thiệu công ty, sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn sử dụng,… của công ty.
Tin tức nội bộ công ty (không phải tin từ báo chí).

Tại Tp. Hồ Chí Minh, quý khách truy cập trang web của Sở Thông Tin và Truyền Thông http://www.ict-hcm.gov.vn/369 để thêm chi tiết.

Tại các tỉnh nào khác, vui lòng liên hệ Sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh đó.

4. Đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến

Các trang web sau đây phải đăng ký tại Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử:

Mạng xã hội
Diễn đàn
Website có mục diễn đàn
Web khác có mục bình luận.

Thủ tục: chưa có.

5. Đăng ký quảng cáo trên mạng thông tin máy tính

Tất cả các website đăng quảng cáo có thu phí thuộc tất cả thể loại phải liên hệ Cục Quản Lý Phát Thanh Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử để đăng ký giấy phép.

Nếu chỉ làm 1 blog cá nhân có mục bình luận, bạn sẽ phải đăng ký thủ tục 1, 3, 4, 5. Hãy đọc phần sau để tìm hiểu những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền nha.

Những điều cần lưu ý khi lựa chọn tên miền

Tên miền là yếu tố rất quan trọng trong viết web. Khi chọn tên miền dù miễn phí hay trả phí, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau (độ quan trọng tăng dần):
Tên miền không dễ nhầm.
Đừng bao giờ đặt tên miền dễ nhầm hay viết sai chính tả. Việc này sẽ khiến cho khách hàng thường xuyên vào nhầm trang web của người khác và làm mất khách hàng của bạn. Bạn cũng cần quan tâm tới kiểu gõ tiếng Việt. Có trang web đặt là xoongchao.com hay bị nhầm thành xôngchao.com, teen24.vn cũng rất dễ nhầm với tên miền tễn.vn.
Tên miền dạng ASCII.
Tên miền dạng tiếng Việt có dấu đang là tên miền miễn phí. Tên miền này có dấu đầy đủ, có thể được các search engine và trình duyệt web nhận dạng dễ dàng. Tuy vậy thì các bộ gõ tiếng Việt nhiều khi nhận dạng sai vì cho rằng các tên miền này sai chính tả và tự bỏ hết dấu khiến người dùng quay sang trang web khác. Bạn hãy chú ý điều này khi chọn mua tên miền.
Tên miền dễ phát âm.
Tên miền dễ phát âm sẽ giúp cho người dùng dễ nhớ và truyền miệng dễ dàng, từ đó giúp trang web nổi tiếng và phổ biến. Một ví dụ là yahoo.com, rất dễ nhớ và dễ đọc, khác với những tên miền như thammyhuongluong.info.vn, rất dễ đánh sai. Bạn cũng cần chú ý tránh những trường hợp chữ “y” và “i” có thể thay thế cho nhau nhưng không sai chính tả, như từ “lý tưởng”. Bạn cũng nên tránh chữ “s” sau cùng như “works.com” vì có thể gây nhầm lẫn với work.com, trình độ tiếng Anh của một bộ phận người dùng internet chưa cao.
Sử dụng tên miền trả phí.
Tên miền miễn phí rất tốt nhưng khi web của bạn bắt đầu có thương hiệu và nổi tiếng, có người muốn mua tên miền đó, tên miền sẽ không cánh mà bay. Bạn có thể chỉ cần 1 tên miền miễn phí để dựng website cho lớp, cho khu phố, cho dòng họ nhưng khi xây dựng các trang lớn, đừng để người khác lấy hết công sức của bạn bằng cách mua tên miền bạn đang sử dụng và copy hết nội dung trang web của bạn.
Sử dụng tên miền ngắn gọn.
Đây là yếu tố tối quan trọng. Lý do người ta tạo ra tên miền là để cho nó dễ nhớ, dễ đánh máy. Đừng nên chọn các tên miền dài dòng dạng như somethinghere.acompanysfullname.sth/someunfriendlyfolder. Rõ ràng là tên miền này còn khó nhớ hơn cả ip. Bạn cũng nên hạn chế tên miền có quá nhiều ký tự đặc biệt như “-” vì sẽ khó nhớ và khó gõ hơn.
Hãy đọc phần sau để tiếp tục bạn nhé.

Các dạng tên miền trong control panel

Trong control panel của web hosting thường có những tùy chọn tên miền sau đây:
Parked domain.
Đây là dạng tên miền chia sẻ tài nguyên với tên miền gốc. Nó hiển thị nội dung giống hệt tên miền gốc, chỉ khác địa chỉ trên thanh tiêu đề. Ví dụ: nếu bạn park tenmien1.com trên tenmien2.net thì 2 trang này sẽ có cùng nội dung, chỉ khác địa chỉ.
Add-on domain.
Add-on domain là dạng tên miền độc lập với tên miền gốc. 2 tên miền này có thể có nội dung khác nhau vì vị trí file khác nhau và riêng biệt. Các tên miền này cũng có thể có tài nguyên như email, ftp,mysql database. Nói chung 2 tên miền này khác biệt hoàn toàn, chúng chỉ chia sẻ dung lượng đĩa hay cùng tài khoản đăng nhập thôi.
Add-on domain giúp việc dựng nhiều website độc lập dễ dàng.
Sub-domain.
Sub domain là tên miền phụ của tên miền của bạn. Nếu bạn sở hữu google.com, bạn có thể tạo ra sites.google.com, m.google.com hay google.google.com… Nếu ở nước ngoài bạn có thể thoải mái bán những tên miền phụ để bán cho người khác thoải mái thì ở Việt Nam, bạn chỉ được sử dụng tên miền phụ cho trang web, tổ chức của mình.
Dns record.
Dns record là những cấu hình nâng cao của tên miền. Nó có thể tạo ra 3 dạng tên miền trên và còn tạo nhiều tùy chọn nâng cao khác.
Hãy đọc phần sau để tìm hiểu các dns record nâng cao bạn nhé.