Các giai đoạn tâm lý của cuộc đời mỗi người

Mỗi cuộc đời người trải qua khá nhiều giai đoạn. Chính vì vậy mà người ta cũng trải qua nhiều giai đoạn tâm lý khác nhau.
Giai đoạn sơ sinh: giai đoạn này con người luôn muốn ở gần cha mẹ, đặc biệt là gần mẹ. Người ta cũng luôn muốn được di chuyển tới khắp nơi để xem nhiều thứ mặc dù mắt nhìn không rõ. Lúc này, nhu cầu ăn và uống là 1 và trẻ chưa có nhiều nhu cầu.
Trẻ em: lúc này, những đứa trẻ vẫn rất muốn ở gần bố mẹ và gia đình. Trẻ bắt đầu thích chơi đùa, học hỏi và vẫn ngủ rất nhiều. Tuy thích ở gần cha mẹ nhưng chúng cũng thích chơi xa và tìm hiểu những điều mới.
Tuổi dạy thì. Tuổi dậy thì có những cảm xúc về giới tính và xã hội thay đổi, khiến trẻ hướng ra ngoài, nhiều khi cãi cha mẹ. Lúc này những thay đổi về mặt tâm sinh lý khá nhiều khiến người ta không ứng phó được.
Thanh niên: khi ở tuổi thanh niên con người luôn muốn khẳng định mình, luôn muốn làm điều mới cũng như luôn muốn khẳng định vị trí của mình. Lúc này, họ có xu hướng muốn làm cái mới, cái nổi bật và thay đổi tất cả những quy luật. Họ cũng muốn xa rời bố mẹ, quê hương và lao ra thành thị, lao vào những cuộc tình nhuu những con thiêu thân. Họ rất hay chán trường và khá nóng vội. Họ muốn đạt nhanh địa vị cao để có lợi thế trong mặt kết hôn.
Trung niên: sau tuổi trẻ bồng bột, con người trững lại, chững chạc hơn, trưởng thành hơn. Họ bắt đầu hiểu ra những giá trị truyền thống của gia đình, của quê hương. Họ cũng đã biết được sự mệt mỏi, vất vả của con người và bắt đầu cảm thấy giá trị của 1 phút bình yên. Tuy vậy, họ vẫn muốn vươn tới địa vị cao trong xã hội để con cái có điều kiện phát triển.
Sau đó, vào tuổi già, con người không còn ham muốn nhiều nữa. Tuổi già lấy đi phần lớn sức khỏe và nhiệt huyết vì thế họ thường cảm thấy cần người chăm sóc bên cạnh. Lúc này họ mới trở về quê cha đất tổ, sống trong tình làng nghĩa xóm và các con cháu để tránh cảm giác cô đơn.
Chúc các bạn vui vẻ và mạnh khỏe.