Thủ thuật tăng tốc máy tính (phần 2)

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu các cách tăng tốc cơ bản cho máy tính. Trong phần này, chúng ta hãy đi sâu hơn một chút.
1. Tắt các giao diện đồ họa và các tính năng không cần thiết. Windows mặc định đi kèm với các gói giao diện bóng bẩy và các tính năng mạnh mẽ. Tuy vậy nếu chúng làm máy tính của bạn chậm thì hãy tắt chúng đi bằng cách click phải vào màn hình nền và chọn properties hay personalize, chọn theme basic hoặc tắt các tính năng khác đi. Những thành phần này sử dụng khá nhiều cpu,ram,card đồ họa. Windows của bạn sẽ không còn quá cầu kỳ nhưng bù bù lại, nhanh chóng và đơn giản hơn.
2. Nếu windows của bạn đã cũ và không còn phù hợp vơi phần cứng. Hãy trang bị các hdh mới hơn phù hợp và cảm nhận sự mới mẻ về mọi thứ cũng như sự tăng tốc rõ rệt.
3. Bạn cần cài đặt đầy đủ và cập nhật liên tục driver cho máy. Driver là các trình điều khiển giúp máy tính điều khiển được mọi thiết bị. Driver mới thường cung cấp cải thiện hiệu suất và độ ổn định. Bạn có thể đến trang web của nhà sản xuất để cập nhật hoặc dùng các phần mềm tự động tìm và cập nhật driver miễn phí.
4. Bạn cũng các thường xuyên dọn dẹp các file rác trên hệ thống. Thường thì các file này được tạo ra khi các chương trình máy tính hoạt động để lưu dữ liệu tạm thời nhưng sau đó thường bị bỏ lại và gây lãng phí dung lượng ổ cứng và làm chậm hệ điều hành. Bạn có thể dùng disk cleanup- tiện ích có sẵn trong windows hay sử dụng các phần mềm dọn đĩa miễn phí.
5. Sau một thời gian sử dụng, các file rác xuất hiện, hdh của bạn gặp các vân đề và chạy chậm. Bạn nên cài đặt lại hoặc phục hồi máy tính sử dụng bản sao lưu trước đó. Cách này sửa hầu hết lỗi khiến máy tính bạn chạy chậm. Tham khảo các phần mềm sao lưu windows.
6. Trong quá trình ghi xóa dữ liệu, các file thường bị phân mảnh (các phần của 1 file nằm cách xa nhau trê đĩa cứng vật lý). Điều này khiến tốc độ đọc của hdd chậm và làm giảm tuổi thọ hddbdo bắt đầu đọc hoạt động nhiều hơn. Bạn nên chống phân mảnh đĩa cứng định kỳ 1 tháng 1 lần bằng cách sử dụng disk-defraqmenter của windows hay sử dụng
các phần mềm chống phân mảnh miễn phí.
7. Nếu bạn sử dụng một ổ cứng đã “cao tuổi” hay thường xuyên tắt máy không đúng cách hoặc mạng điện của bạn không ổn định, bạn nê thường xuyên kiểm tra đĩa cứng bằng công cụ chkdsk (vốn tự bật khi windows khởi động sau khi sự cố xảy ra, hay dùng các phần mềm sửa lỗi đĩa cứng miễn phí.
Trên đây là những cách tăng tốc hệ điều hành. Nếu bạn vẫn cảm thấy máy chậm, hãy đọc phần sau để tiếp tục nhé.