Top 18 tướng mở combat tốt nhất trong liên minh huyền thoại (phần 1)

Trong liên minh huyền thoại, mở combat là yếu tố quan trọng. Tướng mở combat là tướng có khả năng khống chế và gây sát thương diện rồng lên team địch để đối phương “hoảng loạn”, tan vỡ đội hình tạo điều kiện cho team bạn lao lên chém giết. Hãy cùng cloud blog tìm hiểu 18 vị tướng mở combat tốt nhất hiện tại bạn nhé.

18. Ngộ Không:

Với khả năng hất tung rồi sau đó gây sát thương lan và tiếp tục hất tung những kẻ địch khác, và gây sát thương tiếp tục trong thời gian dài. Phải nói khó có ai có khả năng mở combat hay như vậy. Tuy vậy thì Ngộ Không thường phải “đi bộ” tới rồi mới mở combat được. Vì thế nhiều người né được anh ấy.

17. Blitzcrank.
Blitzcrank splash

Blitzcrank không hoàn toàn là tướng mở combat, hắn chỉ cố gắng kéo ai đó để cả team hội đồng nên có thể trở thành tướng “mở combat giúp đội bạn” rất tốt khi kéo nhầm tướng đỡ đòn. Blitz nếu kéo dc ad hay ap thì team địch sẽ bỏ chạy và không combat nữa.

16. Braum.
Braum splash

Braum có thể mở combat hay chống mở combat bằng chiêu cuối. Chiêu cuối còn là chiêu hất tung và có khả năng gây nhiều choáng cùng lúc, đây thực sự là chiêu thức gây khống chế theo đường thẳng có tốc độ nhanh và hiệu quả. Tuy vậy thì chiêu thức này có tầm ngắn và có thể né được.

15. Leona.
Leona splash

Là tướng hỗ trợ có nhiều khả năng không chế. Tuy vậy thì Leona có khả năng ulti từ rất xa và hỗ trợ đồng đội khi cần. Phối hợp với các khả năng khác khiến Leona có thể làm choáng liên tục tới khi đối phương lên bảng mà chưa kịp làm gì. Thêm vào đó Leona còn có sát thương không nhỏ và khả năng tăng sát thương cho team. Còn nếu bạn muốn giết Leona, sẽ rất mỏi tay và hụt máu khá nhiều đấy.

14. Pantheon.
Pantheon splash

Pantheon mà mở combat chuẩn thì khỏi chê. Ulti trúng mặt ad rồi kết liễu hắn trước khi hắn chạy làm team địch hốt hoảng. Dẫu vậy thì ulti của hắn khó trúng vì team địch được cảnh báo trước từ lâu. Hắn còn có khả năng dồn sát thương cao và khống chế tốt.

13. Ashe.
Ashe splash

Là một xạ thủ nhưng lại có khả năng mở combat như siêu nhân trong khi cách xa team … cả bản đồ, Ashe là 1 trong số 2 tướng ad có khả năng mở combat tốt. Khi cả team địch đã bị choáng/làm chậm thì công việc của đồng đội rất là dễ dàng rồi. Với thời gian choáng/chậm kinh hoàng nhất game thì chả có gì ngăn cản được team của Ashe kết liễu đối phương. Nếu đối phương sống sót, ai dám đảm bảo họ sẽ không bị làm chậm liên tục tới khi hy sinh. Tuy vậy thì ulti của Ashe bị tường gió chặn lại được.

Hãy đọc phần sau để xem các tướng mở combat tốt nhất bạn nhé.

Top 20 tướng mạnh nhất cuối trận đấu (phần 4)

Hãy cùng cloud blog xem xét những tướng mạnh nhất cuối trận trong lmht bạn nhé.

5. Veigar – tiểu quỷ.

Veigar có khởi đầu không đến nỗi yếu, nhưng cuối trận thì sức mạnh của hắn ta lớn khủng khiếp. Chỉ cần chịu khó farm q (giống Nasus) vào đầu trận đấu thì đến cuối trận, dẫu có lên full tank, hắn cũng có trên 500 ap. Điều này khiến hắn có khả năng gánh đồng đội cuối trận. Thêm vào đó, Veigar sở hữu chiêu cuối tỷ lệ 100% AP và lại còn … tỷ lệ với AP của đối phương. Những sát thủ như Akali hay Katarina mà gặp Veigar cuối trận thì chỉ có “chạy dài”. Hắn cũng sở hữu một chiêu khống chế diện rộng và khó đỡ. Tất cả những điều này giúp Veigar trở thành “trùm cuối” trong số các pháp sư trong lmht.

4. Master Yi – võ sư Wuju.

Với lượng sát thương lớn cùng với tốc độ vô song, lại miễn nhiễm với làm chậm và có khả năng né skillshot, Master Yi dễ dàng luộc tất cả các thành phần máu giấy. Master Yi cũng sở hữu sát thương chuẩn lớn để tiêu diệt cả những tướng “trâu bò” nhất. Đó là chưa kể khả năng biến thành tank khi thiền. Còn nếu xét về khả năng đẩy trụ lén, không ai bằng được Yi. Chỉ cần team địch lơ là ăn Baron hay combat mà không ai trông nhà, anh ấy sẽ đẩy đến 3 cái trụ trong 1 phút cho mà sợ.

3. Jax.
Jax splash
Sở hữu tốc độ đánh kinh hoàng, khả năng né dame và khả năng tiếp cận/làm choáng tốt khiến Jax thành nỗi khiếp sợ cuối trận. Thêm vào đó hắn còn “trâu bò” và khó giết. Ngay cả khi cầm Master yi về cuối trận, có lẽ Jax vẫn là đối thủ đáng gờm.

2. Kog’Maw.
Kog
Đầu trận yếu đuối và không có khả năng chạy trốn. Nhưng đến cuối trận Kog’maw thành siêu quái vật với tầm bắn xa, tốc độ bắn lên đến 5hit/s và mỗi hit gây ra lượng sát thương bằng 6% máu tối đa. Nếu được đồng đội bảo kê tốt, Kog’maw dễ dàng ăn sống cả team địch.

1. Vayne – xạ thủ bóng đêm.

Vayne luôn giữ được vị trí số 1 với lượng sát thương lớn từ chiêu cuối, lượng sát thương chuẩn theo phần trăm máu từ W, độ cơ động và tàng hình đến từ Q, đã thế cón có khả năng khống chế của E. Vayne cuối trận không những sát thương cao mà còn gần như “không thể bị bắt”. Cô đi đến đâu là tướng từ “trâu bò” đến máu giấy đều phải nằm xuống.

Chúng ta đã cùng cloud blog xem những tướng mạnh về cuối trận trong lmht. Tuy mạnh về cuối trận nhưng đầu trận họ chỉ biết cắm mặt farm thôi. Chúc các bạn may mắn trên đấu trường công lý.

Top 20 tướng mạnh nhất cuối trận đấu (phần 3)

Hãy cùng cloud blog tìm hiểu các vị tướng mạnh nhất về cuối trận bạn nhé.

10. Kassadin – lữ khách hư vô.

Với lượng sát thương lớn và khả năng dồn sát thương khủng, Kassadin áp đảo cuối trận. Đã vậy hắn còn có khả năng cơ động cao từ chiêu cuối và nội tại. Kassadin là nỗi khiếp sợ đối với các tướng pháp sư cuối trận. Đã vậy hắn còn có lá chắn có thể bật liên tục nữa.

9. Nasus – nhà thông thái.
Chỉ cần đối phương lơ law để cho Nasus farm thì đên cuối trận, lượng sát thuơng hắn gây ra dựa vào chiêu Q thật là kinh hoàng và áp đảo, khiến hắn mạnh hơn các tướng khác. Dĩ nhiên với lượng sát thương lớn, hắn thừa sức lên full tank mà vẫn mạnh như AD. Đó là chưa kể hắn còn có một cái kiệt sức miễn phí và khả năng hút máu kinh hoàng.

8. Maokai.
Maokai splash

Maokai là tướng đỡ đòn được đánh giá là mạnh nhất chối trận. Không chỉ có các chiêu thức có tỷ lệ tốt về cuối trận. Thêm vào đó, chiêu cuối của ma cây còn có khả năng làm giảm sát thương nhận vào và gây phản lại sát thương gây ra cho… toàn bộ team của hắn. Chính chiêu cuối là chiêu thức giúp hắn được đánh giá vào hàng mạnh nhất trong các tướng đỡ đòn cuối trận.

7. Viktor – sứ giả công nghệ:

Viktor đến cuối trận rất mạnh, sau khi hắn đã lên d9up75c lõi cọng nghệ hoàn hảo (trang bị mà chỉ Viktor lên được) thì sức mạnh tăng lên rõ rệt, thời gian hồi chiêu giảm xuống và sức chống đỡ cũng tăng lên. Vào cuối trận khi đã full đồ, hắn ta là 1 ap khó chịu với khả năng khống chế lâu dài, khả năng rỉa máu tốt cũng như sat thuo7g cao trong team combat.

6. Azir – hoàng đế sa mạc:

Vị hoàng đế vừa có sát thương vật lý vừa có sát thương phép này rõ ràng sẽ có rất nhiều sát thương cuối trận. Thêm vào đó, Azir lại có tầm tay dài, sát thương mà không cần “nhúng tay” vào combat bằng cách sử dụng binh lính cát. Azir cũng sở hữu khả năng cơ động và khả năng chia tách đội hình địch. Đó là chưa kể khả năng xây trụ – khả năng độc nhất trong liên minh. Khiến vị tướng mày có thể chống lại những tình huống “đẩy tập thể” vô cùng hiệu quả.

Hãy đón đọc phần 4 để xem những vị tướng bá đạo cuối trận nhất bạn nhé.

Top những nội tại “yếu” nhất trong liên minh huyền thoại

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu các nội tại mạnh nhất trong lmht. Trong loạt bài này, hãy cùng Cloud blog tìm hiểu những nội tại được coi là yếu nhất bạn nhé.

5. Vayne.
Vayne splash

Xạ thủ bóng đêm có sức mạnh rất lớn. Khả năng thả diều đến từ chiêu Q – nhào lộn và E – kết án, sát thương chuẩn theo % máu do W – mũi tên bạc và sát thương khủng và khả năng tàng hình đến từ R – giờ khắc cuối cùng. Tuy vậy thì nội tại của cô lại hơi yếu. Nội tại củ Vayne là tăng tốc độ chạy khi rượt đuổi tướng địch một lượng nhỏ, tăng thêm nhiều khi cô ulti (lưu ý là chỉ khi đuổi thôi chứ khi bị đuổi thỉ không được nhé). Với một xạ thủ máu giấy và ít khả năng chạy trốn như Vayne thì có lẽ nếu nội tại của cô theo hướng “ngược lại” sẽ mạnh hơn. Vào đầu trận khi mà toàn bị “ăn hiếp”, nội tại của cô không có tác dụng gì mấy ngoài việc giúp các thanh niên “test tướng” hổ báo và feed nhiều hơn. Tuy vậy, vào cuối trận khi sức mạnh của cô đã lên cao, sức mạnh của nội tại sẽ là không nhỏ.

4. Soraka.
Soraka splash

Tinh nữ là tướng hỗ trợ không được trọng dụng mấy trong thời gian gần đây vì mất nhiều máu khi support ad quá. Cô cũng có một nội tại khá chán: cô chạy nhanh hơn về phía các tướng đồng minh yếu máu. Là một tướng hỗ trợ máu giấy, ít chiêu thức chạy trốn, không có chiêu khống chế cũng như sát thương cao, điểm mạnh gần như “duy nhất” của cô là khả năng hồi máu. Nội tại thường chỉ giúp cô ấy “chịu chung số phận” với “người ít máu” nếu không kịp thời phối hợp các chiêu thức mà thôi.

3. Rammus.
Rammus splash

Chú tê tê gau sở hữu một khả năng phản sát thương và khống chế mạnh mẽ và tỉ lệ sát thương trên sức mạnh phép thuật cao. Ấy vậy mà nội tại của Rammus lại là cộng sát thương vật lý theo 10% giáp. Vẫn biết rằng Rammus thường có rất nhiều giáp. Nhưng với các kỹ năng tỉ lệ với sát thương phép, tốc độ tấn công thấp (chắc chẳng ai lên tốc độ đánh cho Rammus đâu nhỉ) và lại là tướng cận chiến, khó có khả năng tiếp cận và đánh thường lâu dài, thêm vào đó tỉ lệ cộng cũng khá thấp, khiến cho tỉ lệ sát thương do nội tại của Rammus gây ra khá thấp. Nhìn vào các trận đấu, ngay cả khi các gamer mua full giáp cho rammus, sát thương phép vẫn chiếm phần nhiều và nội tại không có tác dụng mấy.

2. Ngộ không:

Nội tại của “vua khỉ” trong game khá là yếu. Nội tại của hắn chỉ cộng lượng giáp và kháng phép “ít ỏi” khi cò đông tướng địch xung quanh. Mức giáp và kháng phép tăng tối đa là 40 (khi có đủ 5 kẻ địch ở gần) vào cuối trận đấu, còn nếu solo con số này chỉ còn 8. 8 giáp và kháng phép là một con số quá thấp vì chỉ cần trang bị tăng giáp/kháng phép rẻ nhất là giáp lụa/áo choàng bạc cũng đã cung cấp 15 giáp/kháng phép, gần gấp đôi nội tại của Ngộ Không. Chính nội tại này khiến hắn yếu ở giai đoạn đi đường hay đi rừng. Nội tại của Ngộ Không cũng không phát huy được nhiều tác dụng vào cuối trận khi mà team combat xảy ra thường xuyên vì 40 giáp/ kháng phép không phải là con số lớn, đặc biệt khi so sánh với các chiêu thức phòng thủ của các tướng đỡ đòn khác. Bạn hãy thử hình dung khi mà Ngộ Không chỉ tăng được 40 giáp/kháng phép khi vào cuối trận chỉ khi có đầy đủ team địch xung quanh thì Rammus có thể tăng 120 giáp/kháng phép ngay từ giữa trận khi đang solo với quaiq rừng (không có tướng địch bên cạnh). Có lẽ vì sở hữu các chiêu thức tấn công mạnh mẽ nên vị “vua khỉ” thiếu một chút phòng ngự.

1. Mundo:

“Bác sĩ” Mundo thường xuyên tiêm Andrenalin vào cơ thể khiến “anh ấy” hồi 0,3% máu tối đa mỗi giây. Nghĩa là nếu bạn Mundo hụt 10% máu thì sẽ hồi đầy trong 10/0.3= 33,3 s! Với nội tại “chán hơn cả bình máu” này thì Mundo thậm chí cần gần 3 phút mới hồi phục hoàn toàn được từ 50% máu và hơn 5 phút từ mức máu báo động. Rõ ràng là quá lâu và kém hiệu quả. Với lại hiện nay các trang bị phục hồi như giáp máu Warmog (1% máu tối đa mỗi giây), dây chuyền chữ thập và cả giáp tâm linh,… đem lại khả năng hồi máu khá cao khiến nội tại của Mundo trở nên rất yếu so với các tướng đỡ đòn khác.

Tuy có nội tại “hơi yếu” nhưng các chiêu thức và sát thương của các tướng nêu trên không hề yếu. Và có lẽ bởi các chiêu thức còn lại có sức mạnh lớn nên nội tại của họ “kém tí” cho cân bằng.

Top 12 nội tại “bá đạo” nhất liên minh huyền thoại (phần 3)

Hãy tiếp tục cùng cloud blog xem những nội tại bá đạo nhất lmht nhé.

4. Sion.
Sion splash

Sion cũng là một trường hợp có nội tại kiểu “trả thù”. Nhưng khác với các tướng đã nêu ở phần 1, hắn ta “sống” khá lâu sau khi chết nếu cứ được đánh và được hút máu. Do đó, khác với các tướng kia, trong team combat gần như hắn “bất tử” thật. Và ai lại đi tấn công cái thằng “chết rồi” ấy. Nên thường khi Sion nằm xuống thì team kia cũng tơi tả rồi. Việc chết rồi mà vẫn gây ra được nhiều sát thương trong combat khiến hắn là vị tướng có nội tại rất khó chịu.

3. Annie.
Annie splash

Annie sỡ hữu nội tại vào hàng mạnh nhất trong các pháp sư. Nếu không có nội tại làm choáng tập thể với thời gian khá lâu thì sức mạnh mở combat của Annie đã không còn. Chắc hẳn trong quá trình đánh lmht, bạn cũng đã gặp một vài “thanh niên test tướng” không chịu đọc nội tại của Annie và trở thành “siêu phế vật” trong khi cầm trong tay một trong những tướng có khả năng dồn sát thương “khủng” nhất liên minh. Nội tại cũng khiến Annie có tỷ lệ thắng rất cao trên chiến trường công lý.

2. Evelynn.
Evelynn splash

Chắc sẽ chả có ai chơi Evelynn nếu cô không có nội tại của mình: tàng hình vĩnh viễn”. Với nội tại này, cô trở thành tướng đi rừng “kinh hoàng” ở những hạng Elo thấp vì ở mưc elo này người ta không mua mắt tím và máy quét. Vậy thì Evelynn chỉ việc chạy ra sau lưng tướng địch và đợi thời cơ lao vào. Khi địch nhìn thấy cô thì thường “không kịp nữa rồi”.

1. Kalista.
Kalista splash

Nhảy, nhảy và nhảy. “Phong thái quân nhân” khiến kẻ thù chóng mặt và không biết ném skillshot vào đâu. Nội tại khiến cô có khả năng thả diều tuyệt vời và khiến cô gần như “không thể dính skillshot. Nội tại “có một không hai” lại không tốn mana này giúp cô chiếm ngôi “nữ hoàng thả diều” từ tay Vayne.

Chúng ta đã xem qua những tướng có nội tại mạnh nhất theo tổng hợp từ Cloud blog. Nếu bạn có ý kiến khác xin hãy phản hồi ở phía dưới. Bạn hãy đón đọc phần tiếp theo nói về những nội tại “củ chuối” nhất liên minh bạn nhé!